NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

ĐOÀN GIỎI - CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP

( 11-04-2014 - 06:02 AM ) - Lượt xem: 5725

Không chỉ ban tặng cho con người sự giàu có về tài nguyên, vùng đất phương Nam còn đem đến cho các nhà văn nguồn chất liệu, đặc biệt là nguồn cảm hứng dồi dào trong sáng tác. Hoàng Trung Thông khi ngồi nghe Nguyễn Quang Sáng đọc bản thảo Đất lửa viết lần đầu đã kêu lên “Đất của tiểu thuyết! Cuộc sống ngồn ngộn, roi rói, đầy sẵn, chỉ cần có những tay nghề nữa thôi”. Văn xuôi Nam bộ qua hơn một trăm năm hình thành và phát triển đã chứng minh được điều ấy. Bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay, văn học miền Nam đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều cây bút, và Đoàn Giỏi là một trong số đó.

1. Vài nét về cuộc đời nhà văn

Đoàn Giỏi sinh ngày 17 tháng 5 năm 1925 tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn và giàu lòng yêu nước.

Năm 1939, sau khi kết thúc bậc tiểu học ở quê nhà, ông lên Sài Gòn tiếp tục học trung học. Vốn say mê hội họa, ông trốn gia đình thi vào trường Mỹ thuật Gia Định. Theo học ở đây được một năm, ông buộc phải nghỉ học do gia đình muốn ông trở thành bác sĩ hay luật sư.

Không thành ở hội họa, cũng không học theo nguyện vọng gia đình, ông đeo đuổi sở thích trên địa hạt văn chương. Sự thành công ở truyện ngắn đầu tay Nhớ cố hương (1943), tác phẩm được đăng trên số xuân của tờ Nam Kỳ Tuần báo qua sự xét duyệt và tuyển chọn của Hồ Biểu Chánh – đàn anh kỳ cựu của làng văn thời bấy giờ, đã khích lệ tinh thần và tiếp thêm động lực để Đoàn Giỏi tiếp tục dấn bước trên con đường mình chọn.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Ông tạm gác lại công việc sáng tác và trở về quê tham gia công tác chính trị, với vị trí cán bộ Thông tin xã Tân Hiệp. Đến năm 1947, ông làm Trưởng công an xã, kiêm phụ trách mười xã huyện Châu Thành. Một năm sau, ông chuyển sang vị trí đảm nhiệm mới là Trưởng trinh sát Công an huyện. Cũng trong thời gian này, ông được chính thức đứng vào trong hàng ngũ những người Cộng sản. Năm 1949, Tỉnh điều ông sang làm Phó ty Tuyên truyền tỉnh Mỹ Tho, phụ trách Phòng văn nghệ, kiêm chủ bút báo Tiền Phong, cơ quan của Mặt trận Việt Minh tỉnh Mỹ Tho. Năm 1950, sang giữ chức vụ Phó trưởng Thông tin Rạch Giá. Từ năm 1951, ông trở thành Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội văn nghệ Nam bộ, Phó trưởng phòng Văn nghệ Sở Thông tin Nam bộ và Ủy viên biên tập Tạp chí Lá Lúa.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Về sau, ông chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành của Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Trong những năm tháng sống ở miền Bắc, Đoàn Giỏi có điều kiện để chuyên tâm viết văn. Hầu hết các tác phẩm của ông đều hướng về mảnh đất Nam bộ “Ở Hà Nội hay bất cứ một đất nước xa xôi nào tôi từng đi đến, đêm đêm tôi vẫn hằng thao thức nghĩ về tỉnh mình” [30]. Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, Đoàn Giỏi trở về Nam, định cư ở Sài Gòn và tiếp tục đảm nhiệm công tác mới với vị trí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đoàn Giỏi mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh bởi chứng bệnh xơ gan hiểm nghèo. Ông ra đi trong sự nuối tiếc, nhớ thương của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, cả với sự dở dang của tiểu thuyết Núi cả cây ngàn mới hãy còn là tập bản thảo.

Với những đóng góp thiết thực và lớn lao trong công tác chính trị, văn nghệ cũng như sáng tác văn học, Đoàn Giỏi đã được Nhà nước vinh danh với nhiều giải thưởng có gía trị: Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc; Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng II; Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng I; Huy chương Vì thế hệ trẻ; Huân chương Độc lập hạng III…

2. Sự nghiệp sáng tác

Đoàn Giỏi bắt đầu sự nghiệp sáng tác năm 1943 với truyện ngắn Nhớ cố hương. Ông “bắt đầu viết đều và khỏe” kể từ khi tập kết ra Bắc. Nhiều tác phẩm ra đời, phần nhiều hướng về Nam bộ. Chính niềm tự hào về một vùng đất giàu có, trù phú; tình yêu, nỗi nhớ và sự cảm phục với những con người thôn quê chân chất, dũng cảm và hào hiệp… trong quá trình tạo dựng cuộc sống, trong đấu tranh chống giặc giữ nước, giải phóng quê hương, trong đối nhân xử thế là chất men khơi nguồn cho những sáng tạo của Đoàn Giỏi. Ngoài cái tên Đoàn Giỏi quen thuộc, trong nền văn học nước nhà, ông còn được bạn đọc biết đến với những bút danh khác như Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Nguyễn Thị Huyền Tư.

Dưới đây là bảng tổng hợp những tác phẩm của nhà văn qua các thời kỳ mà chúng tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu:

Số thứ tự

Tác phẩm

Thời gian sáng tác

Thể loại

  1.  

Nhớ cố hương

1943

Truyện ngắn

  1.  

Người Nam thà chết không hàng

1947

Kịch thơ

  1.  

Đường về gia hương

1948

Truyện

  1.  

Khí hùng đất nước

1948

Ký sự lịch sử

  1.  

Những dòng chữ máu Nam kỳ

1948

Ký sự lịch sử

  1.  

Đường về gia hương

1948

Truyện ngắn

  1.  

Chiến sĩ  Tháp Mười

1949

Kịch thơ

  1.  

Cây đước Cà Mau

1954

  1.  

Đứng đầu gió

1954

  1.  

Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh

1954

  1.  

Giữ vững niềm tin

1954

Tập thơ

  1.  

Trần Văn Ơn

1955

  1.  

Cá bống mú

1955

Tiểu thuyết

  1.  

Dòng máu Việt phải lưu thông

1955

  1.  

Vượt tuyến

1955

  1.  

Chung một kẻ thù

1956

  1.  

Con gái cụ Hồ

1956

  1.  

Đồng Tháp Mười

1956

  1.  

Ngọn tầm vông

1956

  1.  

Đất rừng phương Nam

1957

Tiểu thuyết

  1.  

Tuyết

1957

  1.  

Cái trống con

1958

Truyện ngắn

  1.  

Hoa hướng dương

1960

Truyện ngắn

  1.  

Cuộc truy tầm kho vũ khí

1961

Truyện dài

  1.  

Giôn - xơn không còn có thể cười

1966

  1.  

Chim bay trên trời Hà Nội

1968

  1.  

Người và đất Cà Mau

1971

  1.  

Mùa thu Nga, thăm một vài nơi kỉ niệm

1972

  1.  

Người tù chính trị năm tuổi

1973

  1.  

Chuyến xe thổ mộ ngày giáp Tết

1977

Truyện ngắn

  1.  

Còn gặp lại

1978

  1.  

Tiếng gọi ngàn

1982

Truyện ngắn

  1.  

Nguyễn Huy Tưởng, một người thầy,
một người bạn, một người anh

1985

  1.  

Nhớ về Tiền Giang

1985

  1.  

Rừng đêm xào xạc

 

Truyện ngắn

  1.  

Từ đất Tiền Giang

 

  1.  

Núi cả non ngàn

1987

Tiểu thuyết

  1.  

Người và đất Tháp Mười

 

  1.  

Bước đường khai phá

 

Trích biên khảo

  1.  

Chú bé Hà Nội và chú ó lửa trên

Đồng Tháp Mười

1987

Truyện ngắn

  1.  

Sự tích núi Trái Vải

 

Truyện kể

  1.  

Thiện Dần đánh cọp

 

Truyện kể

  1.  

Cái chết của con rùa và người thợ săn kiêu mạn

 

Truyện kể

  1.  

Vài nét về cá sấu

 

Biên khảo

  1.  

Vài nét về cá mập

 

Biên khảo

  1.  

Con bạch tuộc khổng lồ

 

 

  1.  

Ngựa thần

1978

 

  1.  

Chuyện về con voi

1980

 

  1.  

Tổ tông nhà hổ

 

 

  1.  

Tê giác trong ngàn xanh

1978

 

  1.  

Rồng hay là rắn biển?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn nhận toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi, có thể thấy, ông đặt bút trên nhiều loại thể: thơ (Trăng mùa tháng tám, Tư lương dân, Mười hai bến nước, Giữ vững niềm tin…), tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, ký), kịch (chủ yếu là kịch thơ: Người Nam thà chết không hàng, Chiến sĩ Tháp Mười), và biên khảo…Nhưng phải nói mảnh đất làm nên tên tuổi, đồng thời đánh dấu nhiều thành công nhất của ông chính là văn xuôi với các tác phẩm truyện và ký. Riêng biên khảo, tuy ông viết không nhiều như  nhà văn Sơn Nam nhưng với Bước đường khai phá ông đã góp thêm vào văn hóa phương Nam những góc nhìn giá trị (phong tục, tập quán), trong đó nổi bật lên là hình ảnh người phụ nữ miền Nam.

Bằng sự say mê sáng tạo, thái độ làm việc nghiêm túc trong sự lao động không ngừng, Đoàn Giỏi đã thể hiện mình với tư cách một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam, của quê hương Nam bộ, như nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn từng nhận định, ông “là con đẻ và là kết tinh của văn hóa phương Nam” , và là “một trong những nhà văn Nam bộ nhiều tính cách Nam bộ nhất mà tôi không thể nào quên”.

PHAN THỊ THU HIỀN

Các Bài viết khác