NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

DẤU ẤN A.S.PUSHKIN

( 04-02-2015 - 11:14 PM ) - Lượt xem: 2032

Có thể nói ảnh hưởng rộng lớn của Puskin là không thể phủ nhận, ông được ca ngợi và được công nhận cả về sự tinh tế, thành thục trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga, đồng thời, nâng tầm cho nền văn học Nga lên ở vị trí mới.

So với các nền văn học lớn trên thế giới thì văn học Nga chưa được biết đến nhiều vào thời kỳ trước thế kỷ 19. Pushkin được xem là người mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỷ 19 và ông được mệnh danh là mặt trời thi ca Nga. Mặc dù ông xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh chống chế độ độc đoán Nga hoàng. Puskin là một con người đa tài, ông là nhà văn, nhà thơ Nga vĩ đại nhất, một kịch gia, một chính luận gia, một nhà phê bình, nhà sáng tạo ngôn ngữ văn học Nga. Tác phẩm của Pushkin thật đa dạng, nhiều thể loại có những tác phẩm xuất sắc được xếp vào kiệt tác nghệ thuật nhân loại: Ep-ghê-Nhi  Ô-nhê-ghin (tiểu thuyết thơ), Con đầm Pích (truyện ngắn), Bôrít-Gô đu nốp (kịch lịch sử). Từ nguồn cảm ứng hiện thực đời sống Nga, con người Nga đa dạng, phong phú ông rất tinh tế viết về thiên nhiên, đằm thắm viết về người thân, trong sáng viết về tình bạn và trân trọng, chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Thơ tình yêu của ông thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả. Trong tình yêu có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lý trí, sáng suốt, tỉnh táo để kìm hãm tình cảm, nhất là tình yêu đơn phương. Tác phẩm Tôi yêu em (1829) là bài thơ tình hay nhất của Pushkin. Bài thơ nguyên tác không có tiêu đề và được coi như viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể,

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

(Thúy Toàn dịch)

Nhà thơ Nga nổi tiếng P.I.Trutchev đã ngợi ca Pushkin:

Puskin, tựa mối tình đầu

Nước Nga gìn giữ trọn đời không quên

Pushkin hay nói nhanh, thường đùa cợt và cười sảng khoái. Puskin luôn ăn mặc chỉnh trang, đẹp, nhảy khiêu vũ và đi đứng nhẹ nhàng. Pushkin có trí thông minh sâu sắc, sống động, có một trí nhớ phi thường, điều chính yếu trong tính cách của ông là sự giản đơn. Ông nói chuyện với Nga hoàng và với bác nông dân già đều giản đơn như nhau. Ở gia đình, Pushkin luôn vui vẻ, hòa đồng, thích chơi đùa với con trẻ. Cá tính của ông đượm vẻ dịu dàng, trẻ thơ.

Bức họa chân dung Pushkin lúc 28 tuổi do họa sỹ Orest-Kiprenski vẽ năm 1827 được coi là bức họa chân dung đạt nhất, có thần nhất. Nét mặt của nhà thơ thật bình thản. Cái nhìn của đôi mắt xanh, to đầy nghiêm nghị. Nhà thơ có chút u buồn, dường như suy nghĩ của ông đương hướng tới nơi nào đó rất xa và cũng có thể ông đang nghĩ đến những người bạn mình hiện đang bị tù đày ở Xibêri.

Với tình yêu mãnh liệt, tràn đầy cảm xúc Nađia-Pusêva cô nữ sinh người Maxcơva (bị bệnh mất năm 17 tuổi), lúc còn sống bằng năng khiếu hội họa bẩm sinh đã vẽ gần 300 bức tranh tuyệt vời về Pushkin (*)

Ở Maxcơva, Michailop, X.Peterburg, những nơi Pushkin đã từng sống, học tập, sáng tác, bị đi đày nay đã trở thành bảo tàng Pushkin. Tại Maxcơva (thủ đô nước Nga), có Quảng trường, Tượng đài mang tên Pushkin, có Bảo tàng mỹ thuật quốc gia Pushkin, nơi đây lưu giữ nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng của các danh họa Nga và thế giới, có Viện tiếng Nga Pushkin là nơi học tập, bồi dưỡng, đào tạo các giáo viên tiếng Nga và văn học Nga của cả thế giới. Tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ chính được sử dụng ở Liên Hiệp Quốc. Phân viện tiếng Nga Pushkin tại Hà Nội là một trong số ít phân viện còn tồn tại trên thế giới (sau khi Liên Xô tan rã). Nơi đây đáp ứng nhu cầu học, dạy tiếng Nga và là cầu nối cho mối quan hệ gắn bó thủy chung giữa hai nước Việt-Nga.

Tại Việt Nam, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Pushkin (1937), trên báo Sông Hương lần đầu có bài viết giới thiệu về nhà thơ Pushkin. Nhiều tác phẩm của Pushkin dần được dịch, giới thiệu rộng rãi cho bạn đọc ở Việt Nam. Dịch giả Thúy Toàn đã dịch nhiều bài thơ của Pushkin, trong đó có bài thơ Tôi yêu em được chuyển ngữ thành công so với các bản dịch khác. Nghệ sĩ nhân dân Lê Dung là người hát truyền cảm nhất bài hát Tôi yêu em phổ thơ Puskin. Nhân kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của Puskin, nhiều trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh có tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề (**)

Có thể nói ảnh hưởng rộng lớn của Puskin là không thể phủ nhận, ông được ca ngợi và được công nhận cả về sự tinh tế, thành thục trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga, đồng thời, nâng tầm cho nền văn học Nga lên ở vị trí mới.

Giáo sư nổi tiếng X.M.Bondi dành trọn đời nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Pushkin đã viết: Đọc Pushkin, chúng ta trở nên con người tốt hơn. Thơ ca của Puskin thức tỉnh trong mỗi chúng ta những tình cảm trong sáng nhất, tốt đẹp nhất. Chính vậy, Pushkin trở nên quý giá, cần thiết đối với tất cả chúng ta.

BÀI THƠ ĐẦU TAY CỦA PUSHKIN XUẤT HIỆN

 NHƯ THẾ NÀO

Khi Pushkin kết thúc bài thơ, nhà thơ lão thành Dergiavin đã đòi được ôm hôn thi sĩ trẻ. Pushkin đã bỏ chạy trốn biệt, còn nhà thơ lão thành phải thốt lên: “Cậu ta sẽ lớn vượt che trùm tất cả chúng ta”.

Thúy Toàn

Đã có lần tôi bị một người quen trách khi bản thảo của anh bị nhà xuất bản trả lại. Anh chép miệng buông một câu “Thì vẫn, viết thì phải lách mà”. Tôi giận lắm song cũng chỉ thấy thương cho anh ấy mà thôi. Chẳng qua anh ấy đã không hiểu con đường đi đến với nàng thơ là đâu có dễ dàng.

Thi hào Nga A.Pushkin (1799-1837) ngay từ những bước đi đầu tiên hướng tới đỉnh thi sơn đã quan niệm: “Việc phụng thờ nàng thơ không chấp nhận thái độ lăng xăng hối hả”. Ấy là suy nghĩ của Pushkin, khi đang còn là một cậu học trò trường Lycée (một kiểu trường Quốc tử giám của Nga hoàng mở tại Hoàng thôn vào năm 1813). Pushkin đã viết những lời đó trong bài Gửi cho người bạn làm thơ. Và bài thơ này chính xác là tác phẩm đầu tay xuất hiện trên thi đàn của Pushkin.

Pushkin làm thơ từ rất sớm. Tám tuổi cậu bé Pushkin đã viết những câu thơ đầu tiên. Mười hai tuổi đã vào học trường Lycée, chẳng bao lâu trở thành cây bút xuất sắc, các thày đều chú ý, bạn bè thán phục. Trong trường, Pushkin được sống bên cạnh nhiều người bạn cũng yêu thích sáng tác văn thơ. Đặc biệt Pushkin thân thiết với Anton Denvig (1798-1831) - lớn hơn cậu một tuổi, sau này cũng trở thành một nhà thơ có tên tuổi. Quan niệm của Denvig về thơ ca rất phù hợp với định nghĩa về thơ của Pushkin - “Thơ là thơ”. Sau này trở thành nhà thơ lớn, vì những bài thơ yêu tự do của mình, Pushkin bị đày xuống miền Nam nước Nga. Khi trở về Pushkin có nhiều sáng tác mới trong đó có trường ca Đoàn người Zigan. Một lần, nhà thơ bậc thày Giucovxki (1783-1852) hỏi Pushkin về mục đích viết trường ca Đoàn người Zigan là gì, Pushkin đã trả lời: “Mục đích của thơ chính là thơ”.

Nhà giáo PHAN VĂN BẢO

Các Bài viết khác