NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CHU DU – TƯỚNG GIỎI NHÀ NGÔ

( 01-12-2016 - 03:43 AM ) - Lượt xem: 965

Chu Du (175-210) tự Công Cẩn, là Đại đô đốc của Đông Ngô. Ông là người tinh thông âm luật lại khôi ngô tuấn tú nên còn được gọi là Mỹ Chu Lang. Ông là khai quốc đại công thần, đa mưu túc trí, giỏi thuỷ chiến được Tôn Quyền trọng dụng

Trung Quốc được xem là cái nôi văn hoá của thế giới, nơi ra đời của nhiều tác phẩm văn học đa dạng, phong phú. Từ Kinh Thi, thơ Đường đến những trang tiểu thuyết đầu tiên ra đời và dần phát triển để lại dấu ấn trên nền văn học thế giới. Phải kể đến trong đó là “Tứ đại kỳ thư” bốn tác phẩm cổ điển danh tiếng bậc nhất Trung Quốc. Đặc biệt ở Việt Nam, tứ đại danh tác đều có chỗ đứng nhất định trong cả trong lĩnh vực văn học và điện ảnh. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn đề cập đến tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, một trong tứ đại kỳ thư của Trung Quốc. Đó là câu chuyện kéo dài hơn 100 năm, với hơn 400 nhân vật được phân thành nhiều tuyến khác nhau về cuộc chiến tranh giành quyền lực, địa vị trong bối cảnh nhà Hán suy tàn. Đã đọc Tam Quốc thì không thể không biết trận Xích Bích lịch sử, trận chiến giữa ba nhà Thục Hán của Lưu Bị, Đông Ngô của Tôn Quyền và Bắc Nguỵ của Tào Tháo. Trước khi trận Xích Bích diễn ra thì 3 nước này cũng chỉ vừa mới hình thành lên quyền lực chính trị riêng. Cùng với tham vọng của Tào Tháo, thì trận Xích Bích có lẽ chỉ mang tính chất đối phó của Thục Hán và Đông Ngô. Tuy nhiên, trước thành công của liên minh Thục – Ngô, trận đánh đã làm nên lịch sử mở ra thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô.
Không thể phủ nhận Lưu Bị và Gia Cát Lượng như tuyến nhân vật chính diện đại diện cho tài năng và trí tuệ. Tác giả dường như thiên về nhà Thục, viết lên một Lưu Bị thương dân, vì dân, một quân sư mưu trí hết lòng vì mọi người. Chính những điều này đã khiến một Chu Du không kém cạnh bị lu mờ, một Chu Du với cái tôi cao đành chịu thất bại trước Khổng Minh.
Chu Du (175-210) tự Công Cẩn, là Đại đô đốc của Đông Ngô. Ông là người tinh thông âm luật lại khôi ngô tuấn tú nên còn được gọi là Mỹ Chu Lang. Ông là khai quốc đại công thần, đa mưu túc trí, giỏi thuỷ chiến được Tôn Quyền trọng dụng. Tuy nhiên trong Tam quốc diễn nghĩa, ông được miêu tả là người tài nhưng kiêu ngạo. So với Tào Tháo, hay Lưu Bị thì vai trò của Tôn Quyền khá mờ nhạt, bởi trận đánh này, Chu Du giữ vai trò chủ chốt trong quân Ngô. Ông nhận ra cuộc chiến với Tào Tháo là tất yếu nếu muốn giữ cơ nghiệp của Giang Đông. Bởi lẽ, với lũ mưu sĩ quan văn hèn nhát, hàng Tào Tháo thì sẽ có lợi cho họ, nhưng với những người có chí khí thuộc tầng lớp thân tộc họ Tôn nếu đầu hàng Tào Tháo tất sẽ bị giết để tránh mầm họa, đó là nguyên nhân sâu xa khiến Du cùng Tôn Quyền quyết tâm liên minh với Lưu Bị đánh Tào. Và cũng là chiến lược hết sức đúng đắn của nhà Ngô. Sự chênh lệch về quân binh, quân Tào, đông Ngô và Ngụy phải hợp lực cũng chính điều này khiến cho Đông Ngô chia làm hai phe chiến và hòa. Bằng lí lẽ đanh thép Chu Du đã phân tích được tình hình chiến sự luc bấy giờ “ Tháo tuy giả danh là tướng nhà Hán, thật ra là giặc nhà Hán. Mà tướng quân là bậc thần võ hùng tài, nhờ cơ nghiệp của cha anh, binh giỏi lương nhiều, đáng lẽ tung hoành cả trong thiên hạ, trừ kẻ tàn bạo, sao lại phải hàng giặc?”, bên cạnh đó còn đưa ra bốn điều kị mà Tào Tháo phạm phải tất dẫn đến quân Tào thua. Chu Du đã đánh đúng vào tâm lí, giải quyêt được mối hoài nghi khiến Tôn Quyền hạ sự quyết tâm cho một trận quyết chiến. Biết cách nhìn người là một điều không thể thiếu của những vị tướng tài ba. Chu Du nhận ra Khổng Minh là người tài “ để lâu tất gây vạ cho Đông Ngô ta, chi bằng giết quách đi cho rảnh” Như câu thơ La Quán Trung ghi:
“Trí đối trí, tưởng là dễ hợp,
Tài chọi tài, lại hóa ghen nhau.”
Một lẽ thường tình, khi hai người củng tài giỏi nếu không cùng về một bên tất sẽ gây họa cho nhau, như Ngụy muốn đánh Ngô để giành phần thắng, thì Du muốn giết Lượng cũng là để trành hậu họa sau này.Từ việc sai Công Cẩn đi dụ Khổng Minh về hầu Tôn Quyền nhưng không thành, nhiều lần dùng mưu mẹo để giết Khổng Minh, có âm mưu giết hại Lưu Bị nhằm bảo vệ đất nước mình, càng cho thấy một tầm nhìn của Chu Du. Biết cách nhìn xa trông rộng thật là một điều không thể thiếu trong chiến lược đánh trận.
Vì vậy trách Du hại Lượng là chưa hiểu Du, có chăng chỉ là hai người tài ở hai chiến tuyến, hoàn cảnh vốn rằng như vậy buộc người ta phải suy tính cho con đường của mình, quả là lời than oán “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng”!
Nhìn nhận khách quan có thể đánh giá sự dự đoán, tiên liệu mọi việc của Chu Du không bằng Khổng Minh, nhưng xét về nhìn nhận sự việc thì vai trò của Chu Du là rất lớn. Tưởng Cán là bạn thuở nhỏ đồng học với Chu Du chơi thân với nhau, nguyện sang dụ Chu Du hàng. Khi nghe báo Tưởng Cán đến ông nhận ra ngay người này là thuyết khách, ông tiếp đón rất lễ độ nhưng trước đó liền bày binh thực hiện mưu mẹo lừa lại Tưởng Cán. Mặt khác, biết được binh lực Tào mạnh cũng nhân cơ hội đó lừa để Tào Tháo giết chết hai người trung thành. Hai tướng Sái Mạo, Trương Doãn là hai tướng giỏi thủy quân của nhà Ngụy vì thế mà chết.
Ông rất biết cách nhìn người, dụng người “ biết địch biết ta” nhìn ra đâu là kẻ thù cần giết, đâu là người hiền tài cần trọng dụng. Ông tiến cử Lỗ Túc, người có tài, có chí khí. Phát hiện ra Sái Trung, Sái Hòang là trá hàng và tương kế tựu kế để Hoàng Cái trá hàng cho quân Ngô, được Tào Tháo tin dùng. Bàng Thống hiến kế Tào Tháo dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau nhằm giảm bớt sự tròng trành của thuyền chiến. Cái tài của ông không chỉ ở sức mạnh, mà còn biết dùng những đòn tâm lí đánh vào những vị tướng Đông Ngô và làm cho quân Tào lục đục từ bên trong. Ông không nói ngay chủ đích của mình khi các tướng đến gặp riêng Chu Du, nói lệch để thử lòng Lỗ Túc, Khổng Minh. Khích Tôn Quyền “ thằng giặc già cho Giang Đông ta là không có ai chăng, sao dám khinh nhờn ta thế” để thế hiện chí khí muốn đánh. Chu Du là người tài biết cách điều binh, ngay cả Trình Phổ từ việc coi thường cũng phải chuyển sang khâm phục.
Là người tướng chỉ huy giỏi, đặc biệt là đường thủy cùng tài quan sát và nhận định, Chu Du đã biết được tình hình binh lực của Tào ra sao. Từ phát hiện quan trọng này mà để từ đó quân Ngô có những sự chuẩn bị chắc chắn về kế và lực.
Đưa ra kế hỏa công đánh Tào trên đường thủy.Chu Du bàn với Lượng: “ Hôm trước, tôi xem thủy trại của Tào Tháo cực kì nghiêm chỉnh, rất hợp binh pháp, không dễ phá được. Tôi đã nghĩ ra một mẹo, chưa biết có dùng được hay không, xin tiên sinh quyết định giúp”. Hai người cùng viết vào lòng bàn tay kế sách của mình chính chữ “Hỏa”. Điều này khẳng định tài năng Chu Du và Gia Cát Lượng, họ có cùng một ý nghĩ, cùng một tính toán cho bước sắp tới. Trước đó Chu Du đứng bên bờ sông Trường Giang hằng giờ để quan sát thế trận. Ông nhận ra lợi thế là thủy chiến và ngậm trong lòng cách đánh dùng lửa thiêu rụi quân Tào. Tào Tháo biết kế hỏa công cần gió Đông nam, mà mùa này chỉ có gió Tây bắc nên rất ung dung tự tại. Hai tướng Tiêu Súc, Trương Nam càng khinh thường địch xin lĩnh hai chục chiếc thuyền nhỏ sang Giang Nam đánh Ngô nhằm gây thanh thế. Hai bên dàn thuyền kịch chiến, chính việc quá chủ quan này nên quân Tào đã bại trận trước hai tướng Hàn Đương, Chu Thái của nhà Ngô. Tuy nhiên Chu Du không lường trước được đợt khí lạnh tràn về phía Đông Ngô. Điều này không khác gì vận dụng hỏa công để thiêu chính quân mình. Ông lâm vào tâm bệnh phải cầu đến Gia Cát Lượng để rồi có một liên hoàn kế một chiến lược chình xác, biện pháp thực hiện không bị vướng mắc, dùng hết mọi mưu mô, bố trí sắp xếp lực lượng.
Quân Tào xích các thuyền lại với nhau theo lời Bàng Thống không thể chạy khi gặp lửa, thêm gió đống nam lửa vì thế mà càng lớn. Quân Ngô nhờ vậy mà dành thắng lợi. Thực hiện một loạt kế sách, dụ hai tướng trá hàng của quân Tào mắc mưu. Đánh Hoàng Cái tạo sự tin tưởng cho quân Tào rồi cùng Cam Ninh, Phụng Sồ giả sang hàng Tào, bày mưu cho Tào nhằm phục vụ trận đánh hỏa công.
Bên cạnh đó, hỏa công kết hợp cùng gió đông và “liên hoàn chiến thuyền trận thế” đã tạo nên một trận chiến khói lửa ngút trời trên sông Trường Giang, bên núi Xích Bích dẫn đến thảm bại của quân Tào Tháo có một phần không nhỏ của Chu Du trong trận địa này.
Khuyết điểm lớn nhất của ông có lẽ nằm ở tính ngạo mạn, nhưng một người văn võ song toàn thì tính tự kiêu ấy có phần là lẽ đương nhiên. Trách ông vì đã mang cái cá nhân quá nhiều trong cái chung đại cuộc. Vì cái tôi ấy, ông sinh ra ghen ghét với tài của Gia Cát Lượng, mà bao lần ngầm ra tay diệt trừ hậu hoạ. Là người tướng lĩnh nhưng ông không giữ được điều đó, khiến cái tầm của Chu Du luôn kém hơn Gia Cát Lượng phần nào. Dù lập được chiến công lớn, nắm giữ vai trò quan trọng trong chiến thắng lẫy lừng ở Xích Bích nhưng hình tượng của ông không bằng Khổng Minh là vì thế, tựa một vết trầy trên bức tranh tuyệt đẹp.

 HỒNG MINH

Các Bài viết khác