NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

VIỆC ÁM SÁT SOLEIMANI ĐẶT RA VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT QUYỀN GIẾT NGƯỜI

( 20-04-2020 - 05:46 PM ) - Lượt xem: 1283

Ngày 3-1, tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu các đơn vị tinh nhuệ Vệ binh Cách mạng của Iran, đã bị giết tại Iraq bằng một cuộc tấn công của máy bay không người lái theo lệnh của Donald Trump. Liệu vụ ám sát một trong những quan chức cao nhất của nhà nước I-ran có vi phạm luật pháp quốc tế? Bài dưới đây là giải đáp của Amélie Férey, nữ chuyên gia về đạo đức chiến tranh.

Hành động này có thể xem là vụ ám sát mang tính chính trị?

Amélie Férey: Để tránh bị cho là ám sát chính trị, một hành vi bất hợp pháp theo luật pháp Mỹ, chính quyền Mỹ đã sử dụng thuật ngữ targeted killing (giết người có chủ đích). Thuật ngữ trên được ngôn ngữ Pháp đề xuất nhiều thuật ngữ tương đổi thích hợp cho hành động đó. Phần tôi, tôi thích dùng tổ từ assassinat ciblé (ám sát có chủ đích) dùng trong bối cảnh vụ 11-9 (chỉ vụ tòa tháp đôi ở Mỹ bị đánh bom - ND) để chỉ vụ này trong đó cho phép sử dụng lực lượng vũ trang "để đối phó với các mối đe dọa sắp xảy ra". Công thức này viện vào vấn đề tự vệ hợp pháp bằng cách ta tay trước, một việc luôn luôn khó chứng minh vì dựa trên một lập luận chưa có bằng chứng thực tế. Nhưng phải nói rằng người ta đã giải quyết được vấn đề trong khuôn khổ một một vụ “ám sát có chủ đích”; nó đáp ứng được bối cảnh căng thẳng khu vực đang gia tăng, đặc biệt là ở eo biển Hormuz nơi mà các cuộc tấn công của Iran vào Hoa Kỳ chưa có những cuộc đánh trả. Ngoài ra, một hành động như vậy sẽ tạo ra chân kiềng vững chắc trên chính trường Mỹ và có thể được Donald dùng làm công cụ để vun đắp cho hình ảnh người hùng quyết không để cho I-ran đe dọa.

 

Những biện minh pháp lý nào có thể được đưa ra cho chính sách ám sát có chủ đích?

Từ lâu việc thực hiện và biện minh cho các vụ ám sát có chủ đích đã nhập cuộc vào cuộc đại tu sâu sắc luật pháp quốc tế. Theo truyền thống, các quốc gia cho phép mình giết kẻ thù của họ. Một số nhà thần học, như Jean Petit, thậm chí đã bảo vệ "quyền" này cho đến thế kỷ 17. Nhưng với Hiệp ước Westfalen năm 1648, các quốc gia tự nhận mình có chủ quyền bác bỏ vĩnh viễn những thực tiễn gây tranh cãi này. Sau đó, ám sát chính trị đi vào bóng tối của công tác tình báo. Việc giết kẻ thù bị cấm trừ trường hợp giữa 2 nước có chiến tranh. Nhưng sự xói mòn hiện nay của ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình trong những cuộc xung đột không cân đối đã làm thay đổi tình hình. Các quốc gia mập mờ trong việc cho quân đội, khí tài kỹ thuật như máy bay không người lái đi tới cùng trong việc đe dọa  nước khác với chi phí thấp nhất. Trong viễn cảnh như vậy, ta đang chứng kiến một khối lượng rất nhiều công việc của các luật sư quân sự để biến những vụ ám sát có chủ đích thành hợp pháp và tối đa hóa khả năng hành động của quân đội và các cơ quan tình báo. Hai thay đổi cơ bản này trong sự tiến hóa đã cho phép nhắm vào các thường dân "tham gia trực tiếp vào chiến sự" và hạ thấp tầm quan trọng của chiến trường trong việc áp dụng luật chiến tranh. Đối với chính quyền Hoa Kỳ, "cuộc chiến chống khủng bố" nhằm loại bỏ bất cứ ai đe dọa đến an ninh quốc gia ở bất kể đâu mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.

 

Bằng cách nhắm vào một quan chức quân sự và chính trị cấp cao, phải chăng người ta đã vượt qua một ngưỡng đạo đức?

Ám sát có chủ đích có thể được trình bày như một tiến bộ đạo đức theo nghĩa trong đó ám sát đòi hỏi giết những người "có trách nhiệm". Nó là một phần của phong trào rất sâu sắc là cá nhân hóa cuộc chiến thành một nghệ thuật. Khi đó toàn bộ vấn đề chỉ còn là đảm bảo sự thật của sự kiện và hiệu quả của các hành lang pháp lý. Những đảm bảo pháp lý và dân chủ có thể mang lại cho những kỹ thuật đó là gì? Ai lập danh sách giết (kill list)? Tổng thống Hoa Kỳ có thể một mình quyết định về một hành động có thể sẽ có hậu quả lớn cho Hoa Kỳ như vậy không?

 

Cuộc phỏng vấn do Martin Legros và Yseult Routard thực hiện

Bà Amélie Férey là một nhà nghiên cứu cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (Centre d'études et de recherches internationales - Ceri) tại Science-Po-Paris. Nữ chuyên gia về đạo đức chiến tranh này đã bảo vệ một luận án mang tên “Chính sách ám sát có chủ đích ở Israel và Hoa Kỳ. Đánh giá tính hợp pháp của bạo lực nhà nước trong nền dân chủ tự do”.

Người dịch: Lưu Đình Tuân

Các Bài viết khác