NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

ÔNG NGUYỄN HUY TƯỞNG

( 28-10-2013 - 06:07 PM ) - Lượt xem: 1614

Báo Cứu Quốc số 132 ngày 3/1/1946 đã đăng bài trả lời phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người ứng cử vào Quốc Hội khóa I nước Việt Nam mới. Nhà báo Kiều Mai Sơn đã sưu tầm được tư liệu này, BBT xin giới thiệu đến bạn đọc.

Nguyên viên chức kiêm nhà văn. Tham gia phong trào cách mạng Hải-phòng 1928-1930, phong trào chống nạn thất học từ 1938. Tổng thư ký Truyền bá Quốc ngữ Hải-phòng 1942-1943; phó thư ký ban trung ương Truyền bá quốc ngữ Hà-nội 1944. Hiện làm Bí thư Ủy ban chấp hành hội Văn hóa cứu quốc Hà-nội.

 

- Hỏi. – Cảm tưởng của ông trước cuộc tổng tuyển cử này?

 

- Đáp. – Rất vui mừng. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới này sẽ tỏ rõ quốc dân Việt-nam kiên quyết giữ vững những thắng lợi tháng Tám, nhất là những quyền tự do dân chủ, mà quan trọng nhất là quyền phổ thông đầu phiếu.

 

- Hỏi. – Ông đã có ý kiến gì về Hiến pháp của nước Việt-Nam?

 

- Đáp. – Quốc hội đầu tiên có cái nhiệm vụ nặng nề là thảo hiến pháp, nghĩa là đặt nền móng cho nước Việt-nam mới. Đó là công việc quan trọng nhất của Quốc hội, và chính vì sự quan trọng ấy mà quốc dân cần phải chú ý đặc biệt đến việc lựa chọn các đại biểu của mình.

 

Về Hiến pháp tôi đã xem qua bản dự thảo của Chính phủ lâm thời. Về đại cương không cần sửa đổi mấy. Riêng tôi, tôi rất tán thành chế độ dân chủ tập trung, và cần nhất là hiến pháp tương lai của nước ta phải dựa trên ba nguyên tắc: Độc lập, tự do, hạnh phúc.

 

- Hỏi. – Đối với Chính phủ do Quốc hội bầu ra nay mai, ý kiến của ông thế nào?

 

- Đáp. – Nó sẽ là một Chính phủ quốc gia liên hiệp, tiêu biểu cho sự toàn dân đoàn kết để giữ độc lập và chống Pháp xâm lược. Và toàn thể quốc dân Việt-Nam phải ủng hộ nó, phản đối tức là phản quốc.

 

(Báo Cứu Quốc, 3-1-1946)

 

(Báo Cứu Quốc, 3-1-1946)

Các Bài viết khác