NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TRỞ LẠI AN TẤT VIÊN (28/07/2012)

( 07-09-2013 - 06:30 PM ) - Lượt xem: 1878

An Tất Viên Ở P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM Trước Là Một Trang Viên Nhỏ Rộng 3.566m2 Được Nhà Văn Hồ Biểu Chánh Mua Từ Năm 1943....


 
 
TRỞ LẠI AN TẤT VIÊN
                        PHẠM THẾ CƯỜNG

  An Tất Viên ở P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM trước là một trang viên nhỏ rộng 3.566m2 được nhà văn Hồ Biểu Chánh mua từ năm 1943 với giá 400 đồng bạc Đông Dương. Năm 1958, sau khi mất tại biệt thự Hồ Biểu Chánh (nay thuộc đường Hồ Biểu Chánh, quận Phú Nhuận) nhà văn được đưa về đây an táng theo nguyện vọng lúc sinh thời. Hai năm sau, năm 1960 con gái ông- bà Hồ Văn Vân Anh cũng chuyển hẳn về đây sinh sống để lo chăm sóc phần mộ cha. Năm 2004 được sự giúp đỡ của sở TT-VH Tp.HCM, tại đây đã xây dựng nhà lưu niệm Hồ Biểu Chánh.

 Nhận lời mời của anh Lê Kỳ Lân, cháu ngoại nhà văn Hồ Biểu Chánh, tôi đến dự giỗ lần thứ 53 của Nhà văn. Năm nay đám giỗ không tổ chức trong An Tất Viên mà tại nhà riêng của anh Kỳ Lân, cách An Tất Viên khoảng 40m. Vì là giỗ năm lẻ nên các cháu nội ngoại ở xa, làm ăn sinh sống tại nước ngoài không về sum họp được như ba năm trước. Nhưng vẫn là dịp để con cháu, chắt nội ngoại trong nước được quây quần ôn lại sự nghiệp của Cụ. Anh Kỳ Lân nhắc các con, cháu, chắt không quên sự nghiệp lớn lao, đáng trân trọng của nhà văn Hồ Biểu Chánh, đồng thời luôn nhớ về người ông, người cố như một tấm gương đạo đức để suốt đời noi theo.
 Đám giỗ năm nay vắng bóng má Hồ Văn Vân Anh, người con gái thứ 4 của nhà văn. Năm ngoái má, người con cuối cùng còn sống của Hồ Biểu Chánh cũng theo cha và các anh chị em về nơi chín suối sau một cơn bạo bệnh.
 Tôi vào An Tất Viên kính cẩn viếng nhà văn Hồ Biểu Chánh, tôi vẫn như thấy hình ảnh má Vân Anh ngồi bên mộ cha mỗi sáng ngày nào. Ba năm trước nhân ngày giỗ thứ 50 của Hồ Biểu Chánh, tôi đã gặp má Vân Anh chính tại đây. Má lúc đó đã 93 tuổi ngồi trên ghế tựa nhỏ bên mộ cha như đang trò chuyện với người đã khuất. Tôi vẫn nhớ như in lời của má: “Tôi hạnh phúc hơn nhiều người, hàng ngày sau khi thức dậy tôi đều ra đây chuyện trò với ba tôi”. Có lẽ giờ này má đang thỏa sức nói chuyện với người cha kính yêu - nhà văn Hồ Biểu Chánh của mình.
 Học tập cha, má Vân Anh cũng thường xuyên ghi chép nhật kí. Trong nhà lưu niệm Hồ Biểu Chánh, bên cạnh những di vật của người cha nhà văn, tôi bất ngờ gặp 18 cuốn nhật kí của má Vân Anh. Nhớ lại lời má trước đây “Tôi cũng học ba ghi nhật ký hàng ngày
 Lật giở từng trang nhật ký bắt đầu viết từ đầu năm 1975 của má với những dòng chữ khỏe khoắn và đẹp, không ai nghĩ đó là chữ viết của bà cụ đã ngoài 80. Mỗi trang nhật ký đều đau đáu những kỷ niệm về người cha, về các cháu nội ngoại ở bên trời Tây. Những tâm sự hàng ngày bên mộ cha cũng được má ghi chép cẩn thận.
 Thấy tôi xúc động trước những trang bản thảo của ông ngoại và nhật ký của má Vân Anh, anh Lê Kỳ Lân nay đã là một ông già ngoài 70 nói nhỏ:
-Tôi có một bản sao bức thư của ông ngoại, tôi về lấy cho anh Cường xem. Đó là bức thư của Hồ Biểu Chánh gửi các con. Bức thư tràn đầy một tấm lòng người cha thể hiện một nhân cách văn hóa lớn. Từ trước tới này chúng ta mới chỉ biết về Hồ Biểu Chánh thông qua các tác phẩm của mình, nhà văn luôn đấu tranh bảo vệ phong tục tập quán gia đình, quê hương và đạo lý làm người, luôn bênh vực kể yếu hèn, nghèo khổ, chống lại sự áp bức của kẻ có chức có quyền trong xã hội. Nhưng bản thân cuộc đời Hồ Biểu Chánh cũng chính là tấm gương đạo đức không chỉ con cháu mà người đời cũng phải noi theo. Nhà văn đã từng làm quận trưởng ở nhiều quận, huyện thuộc các tỉnh Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc nên có nhiều cơ hội và điều kiện gần gũi người dân lao động, nông dân nghèo khổ bị nhiều tầng áp bức bóc lột vì cụ là một nhà Nho có Tây học, tuy là quan chức nhưng cụ sống thanh bạch, liêm chính quan tâm tới cuộc sống nghèo khổ (như lao động, tá điền), bị người giàu có, địa chủ cậy thế ỷ quyền hiếp đáp không như một số cán bộ của dân hiện nay. Hãy đọc những dòng cụ viết cho con:
“… Ba chỉ nói với con rằng sự nghiệp ba để lại cho các con hiện thời chỉ có một tấm gương thẳng ngay và trong sạch mà thôi. Ba ước mong các con noi theo tấm gương ấy mà lập thân. Theo con mắt của người đời nay … thì tấm gương ấy dường như mất giá. Nhưng nếu con ngó xa ra một chút, thì con sẽ thấy phú quí tuy rực rỡ mà ít bền vững, còn đạo đức tuy êm đềm song vui vẻ.”

 Lời dạy con từ hơn 60 năm trước của Hồ Biểu Chánh đến nay vẫn còn nguyên giá trị và xứng đáng cho người đời nay noi theo.
  Trở lại An Tất Viên lần này tuy vắng má Vân Anh nhưng tôi cũng mừng vì An Tất Viên đã có chị hai Dung và anh ba Lân hai người con đầu của má thay má gìn giữ hương khói và nền nếp gia phong của gia đình.
Các Bài viết khác