NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TÔI ĐẾN VỚI “NGUYỄN HUY TƯỞNG” NHƯ THẾ

( 24-10-2013 - 02:58 PM ) - Lượt xem: 1462

Tôi nhìn cuốn sách mà mẹ nó giao cho đọc hôm đó thấy tựa “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, tôi lập tức nhớ lại mới tuần trước cô giáo Tâm đã kể cho lớp nghe trong giờ tập làm văn thể loại văn kể truyện về tấm gương anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản, cô cũng nói rõ cho chúng tôi biết đoạn cô kể trích trong cuốn “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Hồi ấy, bọn trẻ con của khu tập thể 20 Đặng Dung - Hà Nội chúng tôi ngoài thú chơi khăng, chơi quay, bóng bàn và chiến đấu (chia hai đội với số người bằng nhau và rình nhau bắn bằng mồm) thì còn một thú vui tao nhã là đọc sách.

 

Ham đọc sách nhất phải kế đến thằng Quang Chính, Quang Bình, Xuân Phương và hai đứa con gái Kim Loan và Quỳnh Chi. Nhưng thằng khổ với sách nhất là thằng Xuân Phương.

 

Hồi ấy chúng tôi học lớp 4, cứ mỗi buổi sáng tôi là từ tầng 3 xuống nhà thằng Xuân Phương tầng 2, nhiều lúc thấy nó vẫn còn ôm chăn ngủ thì tôi lại ngó vào bàn học của nó xem tờ giấy mẹ nó ghi trước khi đi làm hôm nay giao cho nó phải đọc sách gì và bao nhiêu trang.

 

Nhà Xuân Phương khá nhiều sách, tôi thích nhất được nó cho lên gác xép của nhà nó khi mẹ và em nó đi vắng. Trên đó sách mẹ nó để hàng thùng , từ sách trẻ em của nhà xuất bản Kim Đồng, NXB Thanh Niên đến sách người lớn của NXB Quân Đội, Phổ Thông, Văn Học mà cuốn nào cũng có chữ ký và ngày mua của mẹ nó.

 

Chúng tôi giống nhau đều là ham đọc, nhưng nó chúa ghét luôn khổ sở đọc theo sự “phân công” của mẹ. Biết vậy để lấy lòng nó tôi thường đọc những trang sách mẹ nó giao rồi sau đó kể lại cho nó để nó “trả nợ” vào buồi tối với mẹ.

 

Tôi không nhớ chính xác ngày nào nhưng nhớ như in cái ngày rét đậm tháng 12/1971 lần đầu tiên chúng tôi được nghỉ học do trời quá lạnh. Thằng Phương và con Hạnh, em nó vẫn còn nằm trên giường, thấy tôi mở cửa vào nó vùng dậy tay cầm một cuốn sách giơ lên và nói

 

- Hôm nay nghỉ học, mẹ tao bắt đọc 20 trang cuốn này. Mày đọc đi!

 

Nói đến đây nó vội dừng lại vì em gái nó cựa quậy kéo lại tấm chăn mà nó vô tình hất ra.

 

Nhảy xuống giường, thằng Phương mở ngăn kéo lấy cho tôi một cái kẹo và đi mặc quần áo ấm.

 

Tôi nhìn cuốn sách mà mẹ nó giao cho đọc hôm đó thấy tựa “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, tôi lập tức nhớ lại mới tuần trước cô giáo Tâm đã kể cho lớp nghe trong giờ tập làm văn thể loại văn kể truyện về tấm gương anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản, cô cũng nói rõ cho chúng tôi biết đoạn cô kể trích trong cuốn “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

 

Thằng Phương mặc xong quần áo ấm cầm theo cuốn “Đội du kích thiêu niên Đình Bảng”, tôi thì cầm cuốn “Là cờ thêu sáu chữ vàng” vẫn còn khá  mới, hai đứa kéo nhau ra cầu thang phụ đầu khu nhà, nơi rất ít người đi lại, là chỗ đọc sách thường xuyên của chúng tôi.

 

- Mẹ tao mới mượn thư viện hôm qua, sáng nay lạnh vậy mà gọi tao dạy sớm giao cho tao đọc 20 trang, trưa nay mẹ tao về sẽ kiểm tra. Mày đọc đi rồi kể cho tao.

 

Ngày từ khi được học sử tôi đã rất thích môn này, nên những mẩu chuyện về lịch sử nước nhà luôn làm tôi say mê. Bộ sách Những Vì sao đất nước luôn là sách gối đầu giường của tôi, tôi say sưa với những chiến công oanh liết chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Nguyên Hãn và nhất là Quang Trung Nguyễn Huệ. Từ hôm nghe cô Tâm kể về Trần Quốc Toản tôi luôn mong bố đi công tác về để nhờ bố vào Thư viện Quân Đội mượn cho cuốn “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” . Hôm nay được thằng Phương “giao nhiệm vụ” tôi thích thú đọc một lèo gần hết cuốn sách, tôi chỉ dừng lại khi thằng Phương đập sách vào người tôi .

 

- Tao thương anh Húc và anh Bảy quá, bọn  Pháp giết các anh ấy rồi.

 

Tôi thuỗn mặt ra một lúc và mới hiểu nó nói về hai nhân vật trong cuốn “Đội du kích thiếu niên Đình Bảng” bị giặc Pháp giết hại. Lại nghe nó nói:

 

- Chắc gần trưa rồi mày kể lại cho tao nghe đi.

 

Tôi giở lại xem đoạn mẹ nó đánh dấu rồi chậm rãi kể lại cho nó, tôi kể thật kỹ để  nó có thể trả bài ngon lành cho mẹ. Kể vừa xong thì cũng là lúc em nó gọi về chuẩn bị cơm trưa.

 

Chiều hôm đó tôi lại xuống nhà nó đọc nốt cuốn “Là cờ thêu sáu chữ vàng”.

 

Phải đến cả hơn tuần sau tôi mới kể hết cho nó nội dung cuốn sách theo tiến độ của mẹ nó giao. Khi kể xong nó hỏi

 

- Hết chưa?

- Hết rồi.

 

Nó đứng dậy lấy cuốn “Là cờ thêu sáu chữ vàng” và hý hửng nói:

 

- Mày nhớ không, cô Tâm nói Trần Quốc Toản bị tử thương trên chiến trường năm 18 tuổi. Sao trong cuốn này không thấy ghi lại.

Tôi cũng thấy vậy, vì tôi nhớ như in đoạn cuối cuốn sách ghi “Lá cờ sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt đi mãi tới nơi nào còn có bóng quân Nguyên…” cơ mà.

Tôi trả lời cũng ngây thơ như nó:

 

- Ừ nhỉ, theo sách thì Trần Quốc Toản còn sống lâu lắm, chắc cô Tâm nhầm gì đó.

 

Thằng Phương tiếp lời:

 

- Ngày mai chúng mình mang cuốn sách này đến lớp chỉ cho cô Tâm chỗ sai của cô để cô nói lại cho bọn lớp.

 

Đấy là lần đầu tiên tôi đọc tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng và Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã làm tôi thích thú và cũng từ đó tôi luôn để ý tìm đọc các tác phẩm của ông.

 

Kỷ niệm này chúng tôi chỉ mới nhớ lại gần đây thôi,  khi hai đứa chúng tôi gặp nhau “ôn cố tri tân” sau mấy tiếng đồng hồ ngồi bên nhau. Một kỷ niệm vui của một thời thơ ngây, hồn nhiên và rất trong sáng.                 

PHẠM THẾ CƯỜNG

Các Bài viết khác