NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

Sách Giả Là Sách Độc (28/07/2012)

( 07-09-2013 - 06:02 PM ) - Lượt xem: 1235

Chúng Ta Thường Nói “Có Cầu Ắt Có Cung”, Sách Lậu Hình Thành Và Xâm Lấn Thị Trường Sách Trở Nên Vấn Nạn Vì Những Đầu Nậu Đã Kích Thích Tâm Lý Ham Rẻ Của Khách Hàng Mà Lâu Dần Hình Thành Một Nhu Cầu...


 


 
 
 
Chúng ta thường nói “có cầu ắt có cung”, sách lậu hình thành và xâm lấn thị trường sách trở nên vấn nạn vì những đầu nậu đã kích thích tâm lý ham rẻ của khách hàng mà lâu dần hình thành một nhu cầu.
 
Hám rẻ trong mua sách khác hẳn mua các mặt hàng khác, quần áo hàng hiệu, hàng nhái và hàng gia công khác hẳn nhau về cấp độ và không ai nói việc các thượng đế mua hàng fake vì hám rẻ cả dù với nhiềun gười chúng chỉ khác nhau cái giá. Sách lậu lại khác, đó là một sản phẩm văn hoá, mua sách là mua nội dung tri thức trong đó mà theo thiển ý của khách hàng thì nội dung đó sách lậu lặp lại nguyên xi sách thật thì với mức giá rẻ hơn có khi lên tới 70% thì ai mà chẳng hám. 
 
Một ví dụ nhỏ, từ năm 1992, bộ truyện tranh Đô rê mon đã làm nên một cơn sốt trên thị trường sách, độ nóng của cơn sốt đó những Harry Potter hay Chạng vạng, Trăng non... thua xa mà độ bền thời gian hiện diện trên giá sách cũng bỏ qua mọi tên sách khác mà lập nên kỷ lục xuất bản. Bằng chứng là năm 2010, Đô rê mon tái xuất với diện mạo gần với nguyên tác nhất thành Doreamon. Cách đọc ngược hay tên gọi khác lạ của các nhân vật không hề tạo thành rào cản độc giả. Bộ sách này vẫn là sách hút của các hiệu sách. Các đầu nậu không thể bỏ qua mặt hàng đắt khách này, sách thật giá 13.500 đồng thì sách lậu chỉ có giá 5.000 đồng. Tiền để mua một cuốn sách có thể mua được gần 3 cuốn, thật tình với bài tính đơn giản đó khó có độc giả nào cưỡng lại được.
           
Vậy nên càng ngày sách lậu càng làm mưa làm gió trên thị trường, mức phạt dù có tăng cao cũng không làm bật được rễ, sách thật dù có hạ giá đến kịch trần cũng bị hạ đo ván. Người mua đã trực diện tiếp tay cho một trò gian lận nói trắng ra là ăn cắp, ăn cướp mồ hôi, công sức, chất xám. Độc giả hơn ai hết hiểu điều đó. Thuở ban đầu còn đó tâm lý 'cho đáng đời ai bảo đề giá sách cao chót vót', giá sách lậu theo họ mới đúng là giá thật.
 
Đấy là tâm lý gần gũi với những bà nội trợ mua bó rau, cân thịt từ gánh hàng rong hay mẹt chợ tạm, chợ đuổi vì nghĩ rằng giá của họ mềm hơn giá tiểu thương trong chợ khi không phải mất tiền thuê cửa hàng, cửa hiệu, đóng thuế này khác. Nhưng rồi cùng với thời gian họ cũng nhận ra rằng, sách lậu là sách nhái, thậm chí phế phẩm. Nhưng vẫn tự an ủi, nội dung tri thức của sách giả vẫn là thật. Mà đọc sách là đọc tri thức chứ không cần quan tâm đến những tiểu tiết như chất lượng giấy, chất lượng in ấn... Nhiều người tự an ủi với tinh thần AQ, so với sách ngày xưa, thuở bao cấp thì vẫn còn đẹp chán.
           
Khi bàn về giải pháp chống sách in lậu, nhiều người đã hiến kế phải thức tỉnh được độc giả mua sách lậu là tiếp tay cho đầu nậu, góp phần giết sách thật, cầm trên tay cuốn sách thì phải yêu sách. Nhưng ý thức này dù được thức tỉnh cũng khó đủ lực để đánh bại tâm lý ham rẻ có căn cơ sâu rễ bền gốc kia.
           
Có lẽ để từng bước lay bật gốc rễ tính vụ lợi trong toan tính mua sách lậu của độc giả phải suy nghĩ như họ. Đúng là mua sách lậu chỉ là cái lợi gần, trước mắt, thực ra độc giả đang cầm dao đâm vào chính mình. Xa xôi thì vẫn là chuyện họ tiếp tay cho sách lậu, làm cho sách thật mất chỗ đứng trên giá sách. Một người làm sách thật phải gánh trên vai hàng chục kẻ đầu nậu chỉ chờ trục lợi, sách mới ra là nhanh tay sao chép, in nhái bán rẻ. Quan hệ đó không thể bền, đến một lúc nào đó, người làm sách sẽ kiệt sức của lực và tâm. Thị trường sách mục ruỗng vì những con kí sinh hút tuỷ sống. Gần hơn, thiết thực hàng ngày, đọc sách lậu cũng như dùng hàng thứ phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Vật chất thì đó là mắt độc giả thị lực yếu dần vì sách in mờ trên giấy xấu, tinh thần thì vì mua sách rẻ mà thực tình độc giả biết tỏng đó là sách giả nên không có thái độ trân trọng chính cuốn sách đó nữa. Một cuốn sách không được trân trọng thì cũng không thể phát tiết hết tinh hoa. Những thói quen xấu trong hành xử với sách từ đó sinh ra như vứt sách, xé sách, gạch xoá, viết bẩn vào sách, đọc xong là bỏ... được dịp để hoành hành. Người lớn làm, trẻ con theo gương. Không còn những cuốn sách phải xuýt xoa khi giở, gối đầu giường, truyền tay thậm chí truyền đời như gia bảo. Vây nên dù lượng sách hàng năm xuất bản tăng, văn hoá đọc vẫn là đề tài nóng hổi gây đau đầu các nhà văn hoá, giáo dục.
 
Sách lậu không chỉ là sách giả, đó là sách độc, theo tôi đó là nội dung cần được tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội. Độc giả nhận thức được điều ấy thì tự khắc sách giả sẽ phải "chết".
Các Bài viết khác