NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

NẾU CẢ NƯỚC AI CŨNG MONG LÀM GIẦU...”

( 07-09-2013 - 05:28 PM ) - Lượt xem: 1324

Nhưng dù là yêu cầu hay vận động, dù vấn đề liên quan đến công sức hay tiền nong, người ấy không bao giờ hạ mình, và có lẽ cũng chính vì thế mà thường là được đáp ứng... Người ấy là ông Nguyễn Hữu Đang, như một số hồi ký gần đây về ông hay về phong trào Truyền bá quốc ngữ thời kỳ trước Cách mạng cho biết.

THÔNG BÁO
100 năm ngày sinh nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913 - 15/8/2013)
NYS NHT

“NẾU CẢ NƯỚC AI CŨNG MONG LÀM GIẦU...”

Thứ ba - 06/08/2013 21:39
 
 
“NẾU   CẢ NƯỚC AI CŨNG  MONG LÀM  GIẦU...”

“NẾU CẢ NƯỚC AI CŨNG MONG LÀM GIẦU...”

Nhưng dù là yêu cầu hay vận động, dù vấn đề liên quan đến công sức hay tiền nong, người ấy không bao giờ hạ mình, và có lẽ cũng chính vì thế mà thường là được đáp ứng... Người ấy là ông Nguyễn Hữu Đang, như một số hồi ký gần đây về ông hay về phong trào Truyền bá quốc ngữ thời kỳ trước Cách mạng cho biết.












Cuối năm 44 đầu 45 của thế kỷ trước, trong giới hữu sản ở Hà Nội, Hải Phòng thường hay có một người lui tới. Người ấy vóc dáng bé nhỏ, ăn vận theo lối công chức, không lấy gì làm sang. Nhưng các vị tư sản, trí thức, những đốc tờ, đốc học... khi gặp đều lấy làm vị nể, trước hết là ở phong thái đĩnh đạc, sau nữa là ở khả năng thuyết phục, biện bác. Người ấy thường đến để yêu cầu, vận động, khi thì mời tham gia phong trào Truyền bá quốc ngữ, khi thì kêu gọi đóng góp tiền của cho phong trào. Nhưng dù là yêu cầu hay vận động, dù vấn đề liên quan đến công sức hay tiền nong, người ấy không bao giờ hạ mình, và có lẽ cũng chính vì thế mà thường là được đáp ứng... Người ấy là ông Nguyễn Hữu Đang, như một số hồi ký gần đây về ông hay về phong trào Truyền bá quốc ngữ thời kỳ trước Cách mạng cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Đang bấy giờ là một yếu nhân của Hội Truyền bá quốc ngữ, đồng thời là một thành viên tích cực của nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Cha tôi – nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – cũng là một thành viên của cả hai tổ chức nói trên, đương nhiên với ông Đang là chỗ bạn bè, đồng chí. Nhật ký của cha tôi còn ghi lại, hôm Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, ông Đang được đoàn thể cho biết trước, nên đã đưa tiền cho chủ nhà, nơi ông tá túc trên một căn gác phố Hàng Quạt, để mua gạo dự trữ khi có biến. Đồng thời, cũng đưa cho cha tôi hai chục đồng và mấy cái địa chỉ liên lạc để phòng sẵn. Sáng hôm sau, mùng 10, các ông chia tay nhau đi mỗi người mỗi ngả, tránh tập trung một chỗ nhỡ bị địch quây. Cha tôi tìm đến mấy người quen, nhân thể đi các phố nghe ngóng tình hình, ông Đang thì đến các ông Thẩm Hoằng Tín, Mai Văn Hàm – những người giàu có ở Hà Nội để lấy tiền tiêu, nhất là để dùng nếu muốn trốn đi... Đại loại quan hệ giữa người làm công tác xã hội, cả công tác cách mạng nữa, với giới hữu sản khi ấy có thể là như vậy, ít nhất thì cũng với trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang.

Xin dẫn thêm một chuyện khác, cũng là được ghi trong nhật ký của cha tôi. Ngày 24-2-1944, ông ghi đúng một chuyện: “Đang viết thư vay Nguyễn Sơn Hà tiền. Hà giới thiệu với một sở làm guốc, và hứa sẽ bỏ ra 5000 đồng giúp Đang. Mới đây, Đang đã trả nhời là vay để tiêu, chứ không có ý kinh doanh làm giầu, và kết luận: Nếu cả nước ai cũng mong làm giầu thì kết quả là nước không giầu mà trái lại”. Ông Nguyễn Sơn Hà là một nhà tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, người khai sinh ra nghề sản xuất sơn ở Việt Nam và là một trong những doanh nhân hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. Là người có tư tưởng cấp tiến, ông ủng hộ các phong trào xã hội như Hướng đạo, Truyền bá quốc ngữ... Vào thời điểm đầu năm 1944, đồng tiền Đông Dương có giá trị lắm, 5000 đồng khi ấy rất to. Vậy mà ông Hà sẵn lòng bỏ ra để giúp ông Đang. Điều càng đáng nói hơn là về phía người đi vay đâu có nói rõ vay để làm gì. Có thể đó là chuyện tế nhị, khó nói (vì như trên đã nói, ông Đang vừa hoạt động Truyền bá quốc ngữ, vừa hoạt động Văn hóa cứu quốc, một tổ chức của Việt Minh, rất có thể ông vay là để cho đoàn thể). Nhưng cái chính, theo tôi, ông Đang không thấy có trách nhiệm phải nói lý do với người mình hỏi vay. Ở đây, chỉ cần tư cách của người đi vay là đủ!

Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh lại là vế thứ hai trong câu trả lời của ông Nguyễn Hữu Đang. Ông nói thẳng với ông Hà rằng ông “vay để tiêu, chứ không có ý kinh doanh làm giầu”. Bởi “nếu cả nước ai cũng mong làm giầu thì kết quả là nước không giầu mà trái lại”.

Cũng xin thú thực, ban đầu tôi đã không mấy để ý đến câu nói đó của ông Đang trong nhật ký của cha tôi. Có thấy nó hay hay, lạ lạ, song cũng chỉ thế thôi. Nhưng càng với thời gian, tôi mới càng thấm thía với định đề ấy, một định đề mà thoạt nghe có vẻ như nghịch lý: “Nếu cả nước ai cũng mong làm giầu thì kết quả là nước không giầu mà trái lại”. Song, cứ thử nhớ lại mà xem. Những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, cả nước, hay ít nhất thì cũng một phần lớn cán bộ công nhân viên nhà nước đổ xô đi buôn thuốc tân dược. Loại biệt dược càng hay, những “lanhcôxin” gì gì ấy, có khả năng chữa được bệnh lậu. Hồi ấy, không hiểu sao có nhiều người mắc bệnh lậu thế, cứ phải “lanhcôxin” mới trị được. “Lanhcôxin” trở thành món hàng được săn lùng, chỉ cần qua một “cầu” là kiếm được hàng chục, thậm chí hàng trăm đồng chênh lệch như chơi (một đồng hồi bấy giờ khá lớn). Có thể, nhờ “lanhcôxin” một số người đã giầu lên, nhưng kết cục là gì: giá thuốc bị đẩy lên cao vọt (vì phải qua không biết bao nhiêu “cầu” mới đến được người cần), đồng thời số người thích “vui vẻ” cũng ngày một tăng, có gì đã có “lanhcôxin” dập. Khỏi phải nói hậu quả xã hội sẽ ra sao!

Lại nữa. Một thời gian dài, người ta đổ xô đi buôn đất. Thôi thì chả chừa ai, cứ gọi là mọi người mọi nghề cùng tham gia vào lĩnh vực khá chuyên biệt là kinh doanh địa ốc này. Rốt cục, giá đất tăng vòn vọt, nhưng nguy hại hơn, quỹ đất của đất nước trở nên manh mún, đất ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đắt mà còn quý hiếm, còn hơn cả Tokyo của Nhật Bản! Còn gần đây hơn, khát vọng làm giàu đã thúc đẩy rất nhiều người bỏ nhà bỏ việc nhao đến các sàn giao dịch chứng khoán. Sau thời gian đầu phất lên của một số người (thậm chí của đa số người), là đến thời điểm thị trường chứng khoán ế ẩm, các chỉ số xuống như không còn có thể thấp hơn, nhưng điều còn đáng nói hơn là tính thanh khoản kém, dẫn đến hậu quả là một số (hay phần lớn) cổ phiếu không chỉ rớt giá, mà còn đến phải “đắp chiếu”. Trong trường hợp này, không chỉ nhà nước nghèo (xin được giải mã chữ “trái lại” trong câu của ông Đang), mà nhiều cá nhân thực tế đã lâmvào tình trạng khóc dở mếu dở!...

Chưa hết! Gần đây nhất, dư luận bị sốc vì chuyện nhân viên sứ quán Việt Nam ở một nước nọ buôn sừng tê giác, bị người ta chụp hình, có tang chứng hẳn hoi. Những người làm cái việc đó, có thể ban đầu chỉ là “hồn nhiên” nuôi dưỡng khát vọng làm giầu của mình. Mà làm giầu bằng sừng tê giác, thứ biệt dược mà các đại gia sẵn sàng chi trả vô điều kiện, còn hơn là “một vốn bốn lời” (theo như người viết bài này biết thì gấp hơn chục lần). Kết cục với thủ phạm đương nhiên là rất tồi tệ rồi, nhưng cùng lắm, do quy chế ngoại giao, cũng chỉ đến bị trục xuất về nước để luật pháp Việt Nam xét xử. Song với đất nước thì cái hại không để đâu cho hết. Dẫu là chuyện “con sâu làm dầu nồi canh” thì uy tín của ngoại giao Việt Nam liệu sẽ còn gì, mất gì, sau cái vụ sừng tê giác ấy?!             

Chưa hết! Gần đây nhất, dư luận bị sốc vì chuyện nhân viên sứ quán Việt Nam ở một nước nọ buôn sừng tê giác, bị người ta chụp hình, có tang chứng hẳn hoi. Những người làm cái việc đó, có thể ban đầu chỉ là “hồn nhiên” nuôi dưỡng khát vọng làm giầu của mình. Mà làm giầu bằng sừng tê giác, thứ biệt dược mà các đại gia sẵn sàng chi trả vô điều kiện, còn hơn là “một vốn bốn lời” (theo như người viết bài này biết thì gấp hơn chục lần). Kết cục với thủ phạm đương nhiên là rất tồi tệ rồi, nhưng cùng lắm, do quy chế ngoại giao, cũng chỉ đến bị trục xuất về nước để luật pháp Việt Nam xét xử. Song với đất nước thì cái hại không để đâu cho hết. Dẫu là chuyện “con sâu làm dầu nồi canh” thì uy tín của ngoại giao Việt Nam liệu sẽ còn gì, mất gì, sau cái vụ sừng tê giác ấy?!

Thôi thì, đành chỉ biết “ôn cố tri tân”. Với những gì nhận thức được từ tiền nhân, xin được, một lần nữa, trích dẫn câu của ông Nguyễn Hữu Đang hiến tặng độc giả – câu nói từng được ghi trong nhật ký của cha tôi từ một ngày đầu năm 1944, nghĩa là hơn một năm rưỡi trước Cách mạng Tháng Tám lịch sử, song thiết nghĩ thông điệp của nó vẫn còn ý nghĩa đến tận giờ: “Nếu cả nước ai cũng mong làm giầu thì kết quả là nước không giầu mà trái lại”...

Tác giả bài viết: NGUYỄN HUY THẮNG

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác