NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

LỀU CHÕNG” TẤM BI HÀI KỊCH CỦA MỘT NỀN GIÁO DỤC ĐÃ TÀN (07/05/2013)

( 07-09-2013 - 05:32 PM ) - Lượt xem: 1294

Trong kho tàng văn học nước nhà , thật khó có thể tìm được một tác phẩm nào trình bày được đầy đủ và sâu sắc cái hồi tàn cục của một nền giáo dục khoa cử đã tồn tại hàng nghìn năm được như tác phẩm Lều chõng của Ngô Tất Tố.

THÔNG BÁO
100 năm ngày sinh nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913 - 15/8/2013)
NYS NHT

“LỀU CHÕNG” TẤM BI HÀI KỊCH CỦA MỘT NỀN GIÁO DỤC ĐÃ TÀN

Thứ ba - 07/05/2013 13:49
 
 
Tác phẩm Lều chõng

Tác phẩm Lều chõng

Trong kho tàng văn học nước nhà , thật khó có thể tìm được một tác phẩm nào trình bày được đầy đủ và sâu sắc cái hồi tàn cục của một nền giáo dục khoa cử đã tồn tại hàng nghìn năm được như tác phẩm Lều chõng của Ngô Tất Tố.







Ngô Tất Tố đã viết:
 
Text Box: Lều chõng-Mai lĩnh in lần 1(1941)Ngày nay nghe đến hai tiếng “Lều”, “Chõng”có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay.
 
Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, “Lều” “Chõng” vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là “bốn nghìn năm văn hiến”.
 
Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn làm mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám “lều chõng” mà ra.
 
Lều chõng với nước Việt Nam không khác gì một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong. Vì nó nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài đã hiện ra nhiều cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp”
 
(Thời vụ số 109 ra ngày 10/3/1939-Trích theo Lều chõng tác phẩm và dư luận- NXB Văn học – 2002)
 
Những trang văn của tác phẩm Lều chõng chính là những trang mà ngòi bút của nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả chân thực “… những cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp.”
 
 Đó là những trang văn miêu tả cảnh vinh quy bái tổ của ông nghè Trần Đình Long. Một quanh cảnh đông đúc, ngột ngạt, oi ả khi dân chúng cả một tổng được huy động vào việc “chạ”… nào dọn dẹp vệ sinh, nào ăn uống cả mấy trăm mâm cỗ, nào tiếng trống tiếng loa, nào múa cờ “tùng”, “hứ” nào “võng anh đi trước , vòng nàng theo sau”…Bao nhiêu công sức tiền của để tôn vinh một cái hư vị tiến sĩ mà như chính cụ Tam nguyên Yên Đổ đã than :
 
 “ Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.” ( Vịnh Tiến sĩ giấy)
 
Nhưng cái hiệu ứng của việc tôn vinh thái quá ấy lại có tác động mạnh mẽ đến tâm lý háo danh của người dân quê Việt Nam, đến nỗi cô Ngọc , người vợ “hụt” của nghè Long, đã “hụt” cái vinh hạnh được ngồi võng bà nghè, đau quá, hận quá đến nỗi phải ngã lăn ra ruộng bất tỉnh.
 
Từ đây cái bi kịch bắt nguồn từ lòng “sân, hận” của con người đã dẫn đến cuộc nhân duyên của anh khóa Vân Hạc, rồi đến cuộc phiêu lưu thi cử của anh ta.
 
Ngòi bút miêu tả xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố đã dẫn người đọc đi vào quan sát cận cảnh trường thi Hà Nội. Nào mưa gió lạnh buốt, thí sinh ngồi ở trường thi trong cảnh lều chõng có thể bị chìm trong bùn lầy bẩn thỉu không biết lúc nào. Rồi những cảnh bê tha đi hát cô đầu xả “stress”của Vân Hạc và đám sĩ tử cùng biết bao tệ nạn của phố phường tỉnh thành “ăn theo” chế độ thi cử đang thối nát tan rữa.
 
Hơn tất cả là nội dung thi cử được nhà văn vạch trần những sự ngô nghê vô lý một sự học Giả dối. Bao nhiêu đầu óc sáng láng của trai trẻ dân tộc chỉ chăm chú học thuộc lòng những câu kinh nghĩa và lịch sử nước Tầu, những câu chữ đã hết sức hút mầu nhiệm của tư tưởng khai minh mà chỉ còn là xác chữ cũ rách đã kiệt quệ trí lực. Những thí sinh chỉ chăm chú viết cố tránh chữ “húy” chạm đến những tên vua, hoàng hậu rồi cả tên lăng vua, lăng hoàng hậu, công chúa…v..v…và v..v…
 
Là một kẻ văn hay chữ tốt như Vân Hạc đã qua được cả tam trường, vào đến kinh thành Huế đi thi , cuối cùng lại bị cách tuột tất cả, thậm chí còn bị bắt giam hai ngày vì tội “phạm quy”?
 
Lều chõng đã khép lại trong cuộc tan mộng “cô thám, cô bảng” của cô Ngọc, người vợ yêu của Vân Hạc, nhân vật chính của câu chuyện. Họ đã không còn mơ hão với những hư danh
 
Là một nhà văn của buổi giao thời , ông Đầu xứ Tố, người đã từng trải với “lều chõng” lại là người đã mạnh bước tiến vào đường Tây học để cầm ngòi bút sắt, ông quả thực đã làm được chức phận cao quý của nhà văn: Làm người thư ký của thời đại.
Những thông điệp mà nhà văn Ngô Tất Tố gửi lại cho bạn đọc hôm nay hình như vẫn còn rất thời sự. Những bi kịch của “cô Ngọc” và “Vân Hạc” hình như vẫn còn đâu đây trong những gia đình chạy vạy cho con đi “học thêm” từ khi chưa vào lớp Một!
 
Những cảnh chép bài, thi hộ, thi thuê từ thời Lều chõng, giờ đây lại tái diễn và được ghi chép bằng các phương tiện hiện đại hơn!
 
Trong thế kỷ XX, dân tộc ta đã có một cuộc cách mạng vĩ đại từ bỏ được Lều chõng và đến nay cái “lều”, cái “chõng” đã hoàn toàn mất tích.
 
Nhưng lối tư duy “lều chõng” trong khoa cử giáo dục, tâm lý “ lều chõng” trong dân chúng hình như vẫn còn bám riết lấy đời sống xã hội…Mong sao khát vọng tiến bộ cùng hào khí của dân tộc sẽ thôi thúc thế hệ hôm nay cần phải đẩy cuộc đổi mới giáo dục tiến đến những việc từ bỏ hoàn toàn những nỗi đau khổ bắt nguồn từ những bi kịch xưa cũ.

Tác giả bài viết: LÊ PHƯƠNG LIÊN

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác