NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

“DƯƠNG VĂN MINH TỔNG THỐNG CUỐI CÙNG CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN”

( 17-09-2013 - 05:34 PM ) - Lượt xem: 1880

Ngày 20/6/2010 ông đã phải viết một lá thư gửi ông NTK với tựa đề “Tôi gần kiệt sức rồi”, phàn nàn về việc những khó khăn trong việc xuất bản Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn...

Ngày 20/6/2010 ông đã phải viết một lá thư gửi ông NTK với tựa đề “Tôi gần kiệt sức rồi”, phàn nàn về việc những khó khăn trong việc xuất bản Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.

Tôi đến thăm Đại tá nhà văn Nguyễn Trần Thiết vào sáng Chủ Nhật 22/5/2011hành hơn một tháng. Sau khi hai chú cháu ngồi xuống Ông nói., trong ông vẫn còn sự háo hức, hân hoan dù tác phẩm đã được phát
                                      
- Cháu uống với chú một lon bia nhé.
 
Biết ông muốn được uống mừng với những ai đến chung vui với ông khi tác phẩm Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn ra mắt bạn đọc sau bao khó khăn vất vả, tôi cũng biết ông đã từng bị đột qụy nên việc uống bia rượu đối với ông không hề đơn giản. Nhưng muốn chung vui với ông tôi đồng ý, vậy là hai chú cháu lặng im nhấm nháp như để cho bia thấm dần vào huyết quản nhưng thực tế là ông đang tận hưởng niềm vui lớn của mình. Sau một hồi ông nói tiếp.
 
- Vậy là sau 3 năm chờ đợi, nhiều thư qua lại, nhiều văn bản trên xuống, dưới lên, cuối cùng tác phẩm viết trong hơn 30 năm, hút cạn cả sinh lực của tôi nay đã ra mắt bạn đọc cả nước.
 
Lại một ngụm bia nhấm nháp, ông trầm ngâm nói tiếp:
 
- Cháu ạ! Nhiều lúc tôi cứ tưởng mình không thể sống đến lúc nhìn thấy tác phẩm được in.
 
Đúng vậy, ngày 20/6/2010 ông đã phải viết một lá thư gửi ông NTK với tựa đề “Tôi gần kiệt sức rồi”, phàn nàn về việc những khó khăn trong việc xuất bản Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.
 
Ông đứng lên lấy cuốn Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn trong tủ kính đặt ở phòng khách cùng với cây bút chậm rãi ngồi xuống và viết lời tặng cho tôi.
 
“Chú rất tâm đắc có độc giả nhiệt tình như Phạm Thế Cường”
 
Sau khi đưa cuốn sách cho tôi, ông nói với tôi một câu rất tưng tửng:
 
- Cường ăn với tôi một bắp ngô nhé
 
Ông nói vợ mang ngô tới, không khách sáo tôi cầm một bắp cùng ăn với ông. Nhìn ông ăn tôi thấy ông như trở về tuổi thanh niên, ông ăn nhanh, nhồm nhoàm loáng một tí hết cái bắp. Tôi cũng vui cho ông, vì thấy ông còn ăn được, như vậy ông còn sống lâu để lắng nghe dư luận về tác phẩm của mình và biết đâu ông lại cho ra mắt độc giả một tác phẩm mới về một chiến sĩ tình báo mà chưa một nhà văn nào viết tới.
 
Dù vẫn còn yếu, lúc chia tay ông vẫn tiễn tôi ra tận cổng và ông còn nói với tôi một giọng rất chân tình nhưng cũng rất toại nguyện pha chút sự luyến tiếc cõi trần của người đã bước vào cái tuổi cổ lai hy:
 
- Bây giờ chú có thể yên tâm nhắm mắt được rồi.
 
Tôi cười và nói vui với ông:
 
- Cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi chờ chú chắc còn lâu lắm đấy.
Các cụ nhắn khi xuống chú nhớ mang ngô xuống cho các cụ.
 
Ông cười lớn, nói:
 
- Ừ, mong được vậy!
 
Đôi nét về Đại tá nhà báo Nguyễn Trần Thiết và tác phẩm
 
Cuốn Tiểu thuyết - ký sự Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn của Nhà văn, Nhà báo, Đại tá Nguyễn Trần Thiết do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành đầu năm nay 2011.
 
Nhà văn, Nhà báo, Đại tá Nguyễn Trần Thiết năm nay 84 tuổi. Ông là một sĩ quan quân đội từ lúc nhập ngũ (1949) cho đến khi về hưu (1989). Ông ham mê làm việc, đi và viết. Không qua trường lớp đào tạo nghiệp vụ nhưng nhờ vốn thông minh sẵn có lại cần cù, chịu khó, có mặt ở những mặt trận, thời khắc lịch sử như Điện Biên Phủ (1954), Đường 9 - Nam Lào (1971), trong Phái đoàn Liên hợp quân sự 4 bên, hai lần ở trại Đa - vít (1973 và 1975), trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chứng kiến chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng ngày 30/4/1975, là người đầu tiên hỏi cung Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu vv… nên ông có vốn sống rất phong phú, giàu tư liệu để xây dựng tác phẩm. Năm 2000, ông bị một trận tai biến mạch máu não, đột qụy, phải cấp cứu và điều trị ở Viện Trung ương Quân đội 108 dài ngày. Ai cũng tưởng ông “mất sức chiến đấu” vào lúc tác phẩm viết về Dương Văn Minh còn dang dở. Nhưng như ông nói “Tác phẩm lớn nhất của đời ông chưa hoàn thành nên ông không thể chết được.” Hiện nay, di chứng vụ tai biến vẫn còn ảnh hưởng nên tay ông run run, giọng nói khó khăn hơn trước, phát âm như người nói ngọng.
 
Trong sự nghiệp gần 60 năm làm báo, viết văn, ông đã có 97 đầu sách được in.  Một  số tác phẩm được  chuyển thể  thành kịch  bản điện ảnh, dựng phim phát sóng nhiều tập.
 
Tiểu thuyết - ký sự Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn là tác phẩm Nguyễn Trần Thiết ấp ủ, thực hiện từ năm 1980. Cùng với việc khai thác tài liệu để viết về tướng tình báo Nguyễn Hữu Hạnh trong tác phẩm Viên chuẩn tướng, Ông tướng tình báo và hai bà vợ, tác giả đã liên hệ với các vị lãnh đạo cấp cao như ông Võ Văn Kiệt để xin ý kiến, dày công làm việc với các đồng chí cựu cán bộ Ban Binh vận, Cục Địch vận (Tổng cục Chính trị) vv… nhằm khai thác tài liệu, vừa viết vừa củng cố tư liệu. Tác phẩm được nung nấu, nghiền ngẫm và viết 30 năm trời với mong muốn phác thảo chân dung một nhân vật cấp cao phía bên kia chiến tuyến, cũng là nhân vật chính trong tác phẩm. Qua đó, bạn đọc hiểu thêm về Dương Văn Minh, trong thái độ, hành động vào thời khắc lịch sử làm Tổng thống trong 48 giờ của chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Cũng qua tác phẩm, người đọc hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ vĩ đại của dân tộc ta.
 
Dưới ngòi bút chân thực của Nguyễn Trần Thiết, tướng Dương Văn Minh được phác thảo tính cách của một nho sĩ, viên tướng được đào tạo và trưởng thành từ dưới thời Pháp. Về chính trị, ông ta đề cao chủ nghĩa dân tộc, hoạt động theo xu hướng trung lập, khéo léo sử dụng các thủ đoạn mềm dẻo để giành quyền lực trong nội bộ ngụy quyền; về quân sự thì chủ trương dùng thanh thế chế áp tinh thần hơn là dùng bạo lực vũ trang, ông không đồng tình với việc lập ấp chiến lược, dùng biệt kích quấy rối miền Bắc, thả bom phá vỡ đê, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc vv… Dương Văn Minh có lối sống lành mạnh, thuỷ chung với gia đình, tình nghĩa với bạn hữu, trọng lễ tiết, trọng danh dự… Trong những ngày cuối cùng trước sức tiến công “thần tốc”, “táo bạo” của quân và dân ta vào giải phóng Sài Gòn, trong tình thế bế tắc, hoảng loạn của bộ máy đầu não và quân ngụy, Dương Văn Minh tỏ ra muốn hợp tác, hoà giải, cuối cùng phải tuyên bố đầu hàng, kêu gọi quân đội ngụy hạ vũ khí, nhanh chóng giải giáp vô điều kiện, ngăn ngừa được một trận chiến đẫm máu ở Sài Gòn và Nam bộ…
 
Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội thảo, tác phẩm qua tay tới 5 nhà xuất bản, ở đâu cũng dè dặt, thận trọng cho nên cuối cùng NXB VHTT mới đồng ý in và phát hành.
 
Khi tác phẩm được phát hành, Nguyễn Trần Thiết đã thốt lên: “Hạnh phúc quá! Vui sướng tột cùng, bây giờ tôi có thể gác bút được rồi”. Ông viết thư gửi bạn bè, người thân: “Là người cầm bút, tôi rất vui vì tác phẩm Dương Văn Minh… được in phát hành số lượng lớn. Tôi hoàn toàn khách quan, vô tư, không có bất cứ lý do gì buộc tôi uốn cong ngòi bút, viết sai sự thật. Tôi đã thành công sau 31 năm chờ đợi”.



Tác giả với nhà văn Nguyễn Trần Thiết

 

Tác giả bài viết: PHẠM THẾ CƯỜNG

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác