NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CUỐN SÁCH KHỞI ĐẦU MỘT SỰ NGHIỆP (07/05/2013)

( 07-09-2013 - 05:30 PM ) - Lượt xem: 1326

Trong thời gian tự ôn thi ở nhà, bệnh “nghiện sách” luôn thôi thúc tôi phải tìm ra một cuốn nào đó để có cái đọc hàng ngày. Tủ sách của cha tôi-một nhà giáo lâu năm- đã giúp tôi thỏa mãn nhu cầu này.

THÔNG BÁO
100 năm ngày sinh nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913 - 15/8/2013)
NYS NHT

CUỐN SÁCH KHỞI ĐẦU MỘT SỰ NGHIỆP

Thứ ba - 07/05/2013 14:17
 
 
CUỐN SÁCH KHỞI ĐẦU MỘT SỰ NGHIỆP

CUỐN SÁCH KHỞI ĐẦU MỘT SỰ NGHIỆP

Trong thời gian tự ôn thi ở nhà, bệnh “nghiện sách” luôn thôi thúc tôi phải tìm ra một cuốn nào đó để có cái đọc hàng ngày. Tủ sách của cha tôi-một nhà giáo lâu năm- đã giúp tôi thỏa mãn nhu cầu này.







Tình yêu bất tận dành cho sách
 
Được mẹ dạy học chữ từ rất sớm, mới lên 5 tuổi tôi đã  bắt đầu biết đọc biết viết, và khi vào học đầu cấp 1 ở Thanh Hóa thì đã đọc được những cuốn sách đầu tiên (không kể sách giáo khoa): Mai Hoa đi học, Vichia Malêep ở nhà và ở trường- sách dịch của Liên Xô dành cho thiếu nhi, và cả cuốn  Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên. Tôi say mê đến quên ăn mà đọc suốt từ đầu đến cuối cuốn Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, để được thả hồn bay bổng vào thế giới động vật kỳ thú trong sách ấy. Từ đó, đọc sách trở thành thói quen và lòng yêu thích vô biên trong suốt cuộc đời tôi.
 
Khoảng 10 tuổi trong năm học lớp 4 tại Hải Phòng, tôi đã đọc hầu hết các tác phẩm văn học trong và ngoài nước viết cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng lưu hành trên miền Bắc lúc bấy giờ, lại còn đọc thêm cả một số sách của người lớn. Lên học cấp 2, tôi xin được thẻ Thư viện Thành phố và thực sự trở thành một “con mọt sách” cho đến khi tốt nghiệp cấp 3. Hồi ấy, đa số học sinh phổ thông đều say mê các tác phẩm văn học. Khi học những đoạn văn trích trong sách giáo khoa, chúng tôi luôn tìm đọc toàn văn tác phẩm của chúng: toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng và tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Sống mòn và tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostơrovski…. Ngoài chương trình học ở nhà trường, hễ thấy một cuốn sách nào mới được xuất bản có vẻ hấp dẫn, chúng tôi lập tức tìm đọc rồi sôi nổi thảo luận với nhau; ai chưa đọc nó thì cố tìm đọc cho bằng được để khỏi bị thua kém bạn bè. Hầu như mọi người đều đã đọc bản tiếng Việt của các danh tác Chiến tranh và hòa bìnhAnna Karenina của Lev Tolstoi, Con đường đau khổ của Alekxei Tolstoi, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoangSố phận một con người của Mikhail Solokhov, Người mẹ của Macxim Gorki, Đội cận vệ Thanh niên của Alexandr Fadeyev, Những người khốn khổ của Victor Hugo, Aivanhô của Walter Scott, Giên Erơ của Charlotte Bronte, Những cuộc phiêu lưu của Hấc Phin của Mark Twain, Đông Kysốt của Miguel de Cervantes, Tam quốc Diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Tây du ký của Ngô Thừa Ân…Loại “mọt sách” như tôi thì còn đọc hàng loạt các tác phẩm khác nữa. Nhờ thói quen và sự ham mê đọc sách như vậy, chúng tôi hầu như không còn mắc lỗi chính tả sau khi học xong cấp 1, rất ít mắc lỗi ngữ pháp sau cấp 2 và luôn diễn đạt trôi chảy với cách lập luận vững vàng trong các bài văn nghị luận ở cấp 3; một số người còn có tác phẩm được đăng báo. Quan trọng hơn, sách đã truyền cho người đọc những giá trị về chân-thiện-mỹ, bồi dưỡng cho chúng tôi lương tri và lương tâm để hình thành nhân cách với lối sống tốt đẹp cho mỗi người.
 
 Sách giúp ta chọn ngả vào đời
 
Kết thúc năm học 1963-1964, tôi tốt nghiệp trường phổ thông cấp 3 nhưng chưa đủ tuổi thi đại học, nên đến cuối năm học kế tiếp mới được đăng ký dự thi. Vì gắn bó tình cảm với một cô láng giềng, tôi đã khước từ việc đi du học nước ngoài để chọn thi đại học trong nước. Tiêu chuẩn chọn trường lúc đó là “ Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm thông qua, Nông lâm bỏ xó”, nên đa số học sinh đổ xô vào 3 trường hàng đầu cùng các trường ngang cỡ đó như Kinh tế hay Giao thông Vận tải, một số học giỏi chọn Đại học Tổng hợp, những người có năng lực hạn chế thì chọn Nông lâm cho dễ đậu. Khi ấy Sư phạm chưa phải là nơi dành cho “chuột chạy cùng sào”, nhưng không hiểu vì sao  chẳng thấy bạn nào ở lớp tôi muốn đăng ký dự thi vào trường đó. Vô cùng bối rối trong việc chọn nghề nghiệp tương lai cho mình, nhưng rồi sự say mê các tác phẩm văn học đã khiến tôi muốn mình trở thành nhà văn. Những tri thức văn học tích lũy bấy lâu lại mach bảo tôi rằng muốn viết được những tác phẩm lớn thì nhà văn phải hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Thế là tôi nghĩ đến việc thi vào khoa Lịch sử của trường Đại học Tổng hợp, nhưng vẫn còn phân vân chưa dám quyết định.
 
Trong thời gian tự ôn thi ở nhà, bệnh “nghiện sách” luôn thôi thúc tôi phải tìm ra một cuốn nào đó để có cái đọc hàng ngày. Tủ sách của cha tôi-một nhà giáo lâu năm- đã giúp tôi thỏa mãn nhu cầu này. Sau khi ngốn hết những quyển tiểu thuyết và các tạp chí trong đó, tôi tìm đến những sách về giáo dục và lôi ra một cuốn sách dịch khá dày có nhan đề  Bài ca Sư phạm của tác giả Liên Xô Anton Semyonovich Makarenko để đọc thử xem sao. Thật ngạc nhiên là càng đọc tôi càng thấy sách này quá hay, nó hấp dẫn hết trang này sang trang khác; đến mức khi còi báo động máy bay Mỹ đến ném bom vang lên, phải chạy ra hầm trú ẩn mà tôi vẫn mang cả nó theo để tranh thủ đọc. Cho đến khi ngốn hết trang cuối cùng, tôi nhận thấy đây là một cuốn sách đặc biệt. Nó cũng là tiểu thuyết, nhưng các nhân vật trong đó không phải do tác giả hư cấu hoặc phóng tác dựa theo lịch sử, mà là những người thật việc thật được tác giả (cũng là nhân vật chính) kể lại. Hơn nữa, nếu các tiểu thuyết thông thường chỉ miêu tả các nhân vật với những tính cách khác nhau thuộc chính diện hay phản diện, thì sách này lại tường thuật chi tiết những ý tưởng và hành động của tác giả trong một trại giáo dưỡng, để biến đổi những thanh thiếu niên hư hỏng đói rách dưới đáy xã hội (bọn lưu manh trộm cắp hoặc cướp giật) trở thành những công dân chân chính lành mạnh của đất nước. Đọc đi đọc lại tác phẩm này, tôi nhận ra đường lối giáo dục của Makarenko: dựa trên tình yêu thương vô bờ bến đối với con người, luôn đi tìm những cái tốt trong mỗi người để phát huy lên, nhờ đó mà giúp cho người xấu chuyển biến thành người tốt. Vô cùng cảm phục Makarenko, tôi mê mải tìm đọc thêm các tác phẩm khác của ông: Cờ trên tháp, Cuốn sách của những người làm cha mẹ, Lời khuyên các vị phụ huynh. Từ đó, tôi phát hiện ra rằng giáo dục là một khoa học quan trọng mà rất hấp dẫn, còn nghề dạy học là một sự nghiệp vô cùng cao quý trong xã hội. Với nhận thức như vậy, gạt bỏ mọi sự băn khoăn do dự, tôi nắn nót viết vào hồ sơ đăng ký dự thi tên trường mà mình có nguyện vọng theo học:  Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Lịch sử.
 
Độc giả trở thành tác giả
 
Trở thành sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm tháng gian khổ phải đi sơ tán về nông thôn vì chiến tranh, nhờ vốn kiến thức sẵn có khá phong phú, lại chăm chỉ  tìm đọc thêm nhiều sách tham khảo cho các giáo trình chính khóa, tôi luôn đạt được kết quả học tập rất tốt và đã tốt nghiệp với những điểm thi cao nhất. Kể từ đó, sự nghiệp hơn 40 năm cuộc đời tôi gắn liền với ngành giáo dục của đất nước. Từ cương vị một giáo viên phổ thông, tôi trở thành một giảng viên đại học, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa rồi Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; cũng đã từng đi tu nghiệp ở đất nước quê hương của Makarenko, rồi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ giáo dục. Nhưng tất cả những cái đó không giá trị bằng những gì mà tôi đã viết hoặc tham gia biên soạn: các sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học, các sách làm giàu tri thức lịch sử, những tiểu luận về lịch sử và giáo dục… Được đi nghiên cứu khoa học giáo dục hiện đại của Hoa Kỳ, tôi đã đọc và mang về nước những danh tác của John Dewey, Ralph Tyler, Benjamin Bloom, Hilda Taba và hàng trăm công trình của các nhà giáo dục nổi tiếng khác. Những sách này giúp tôi biên soạn cuốn  Đổi mới dạy học theo khoa học  giáo dục hiện đại dùng cho việc đào tạo ở trường Đại học Sư phạm và bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Sách  được xuất bản sau khi tác giả đã nghỉ hưu, nhưng chưa phải là tác phẩm cuối cùng của tôi. Trong số bản thảo đang chờ được xuất bản, tôi dành một cuốn để kể lại câu chuyện cuộc đời mình, trong đó có một nội dung quan trọng về giá trị của sách đối với việc xây dựng nhân cách và sự nghiệp của một con người. Dĩ nhiên, sẽ có riêng một trang viết về cuốn sách đã giúp tôi khởi đầu sự nghiệp của mình một cách vô cùng chính xác, mà nhan đề tuyệt đẹp của nó là Bài ca Sư phạm.


Tiến sĩ Lê Vinh Quốc tại một buỗi sinh hoạt CLB
 
                                                               Đầu xuân Quý Tỵ 2013

Tác giả bài viết: LÊ VINH QUỐC

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác