NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT “ĐẠI GIA SÁCH” MỘT THỜI (07/05/2013)

( 07-09-2013 - 05:31 PM ) - Lượt xem: 1305

Khách hay mua sách trên đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) hầu như ai cũng biết bà Hai Huế - chủ tiệm sách cũ số số 150. Bà luôn chào đón người đến mua sách bằng thái độ niềm nở và nhiệt tình hiếm có, bất kể khách lạ hay quen.

THÔNG BÁO
100 năm ngày sinh nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang (15/8/1913 - 15/8/2013)
NYS NHT

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT “ĐẠI GIA SÁCH” MỘT THỜI

Thứ ba - 07/05/2013 14:05
 
 
Bà Hai Huế

Bà Hai Huế

Khách hay mua sách trên đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) hầu như ai cũng biết bà Hai Huế - chủ tiệm sách cũ số số 150. Bà luôn chào đón người đến mua sách bằng thái độ niềm nở và nhiệt tình hiếm có, bất kể khách lạ hay quen.








Cái nghiệp sách đã gắn với cuộc đời tôi
 
Khách hay mua sách trên đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) hầu như ai cũng biết bà Hai Huế - chủ tiệm sách cũ số số 150. Bà luôn chào đón người đến mua sách bằng thái độ niềm nở và nhiệt tình hiếm có, bất kể khách lạ hay quen. Người hay lui tới tiệm thích nán lại để được nghe bà kể chuyện về nguồn gốc của những cuốn sách, về một thời “huy hoàng” của con đường mua bán sách cũ Trần Huy Liệu mười năm về trước… Nhưng ít ai có cơ hội biết về một thời vất vả với cái nghiệp bán sách của người phụ nữ ngoại thất thập này. Câu chuyện này được ghi lại trong không khí yên ả của một buổi chiều cuối tuần vắng khách.
 
Ai cũng khen giọng Huế của bà rất ngọt…
 
Cảm ơn. Thực ra tôi người gốc Quảng Bình, đi học ở Huế nhiều năm nên nói giọng Huế, nay đã trở thành một thói quen.
 
Được biết trước khi làm nghề bán sách cũ, bà từng là một nhà giáo. Vì sao bà không tiếp tục dạy học mà lại đi bán sách?
 
Tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn và đi dạy cấp I tại Quy Nhơn. Sau đó, khi gia đình chuyển vào Nha Trang, tôi vẫn tiếp tục với nghề giáo. Chỉ khi vào Sài Gòn năm 1980, do các vấn đề chính trị nên cả tôi và hai cô em gái đều không thể tiếp tục dạy học. Vì vậy,  chúng tôi mới quyết định đi bán sách ở lề đường Kỳ Đồng (quận 3), gần chỗ nhà chúng tôi thuê trọ.
 
Thời gian đó, bà mua sách từ nguồn nào để bán?
 
Lúc đó cả gia đình tôi nghèo đến nỗi phải cùng sống chen chúc trong một căn phòng rộng khoảng 6m2, ban ngày nấu ăn ngoài hiên nhà, tối đến lại trải tấm ny-lông mỏng để ngủ, làm sao có vốn mà mua sách.
 
Chúng tôi bán tất cả sách lưu giữ từ thời sinh viên và cả mấy năm dạy học. Thấy chúng tôi khó khăn, bạn bè của con trai tôi (học lớp 7, Trường tiểu học Kỳ Đồng) thay nhau mang sách, truyện ra ủng hộ. Nhờ đó mà “tiệm sách lề đường” của tôi ngày càng phong phú. Ngoài ra, tôi còn bán cả những vật dụng trong nhà, nói chung là “có gì bán nấy”.
 
Chồng bà có tham gia vào công việc bán sách?
 
Chồng tôi đã mất cách đây hơn 40 năm, khi con tôi chưa vào lớp Một. Con trai là nguồn động viên tinh thần lớn đưa tôi qua những giai đoạn khốn khó.
 
Xin lỗi, một câu hỏi hơi riêng tư. Với chừng ấy năm một mình nuôi con, hẳn bà không thể tránh khỏi những lúc muốn có một người đàn ông đỡ đần? 
 
(Cười) Cũng có vài người ngỏ ý với tôi, ngay cả lúc tuổi đã ngoài 50 tuổi nhưng có lẽ tôi mê sách hơn mê đàn ông.
 
Tiếp tục với câu chuyện về sách. Hẳn bà gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu bán sách ở Kỳ Đồng?
 
Với một người “chân ướt chân ráo” vào Sài Gòn, lại không có vốn như chị em tôi thì khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi liên tục bị bắt về tội buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng lề đường. Nhiều hôm sáng bị bắt, chiều được thả. Mỗi lần bắt lại một lần bị đốt hết sách.
 
Không chỉ bị đốt sách, nhiều khách hàng còn lừa chúng tôi để mua nhiều sách quý với giá rẻ. Đến giờ nghĩ lại, tôi vẫn tiếc nuối nhiều bộ sách quý mà lúc đó mình chưa đánh giá đúng được giá trị do thiếu kinh nghiệm.
 
Buôn bán sách vất vả như vậy sao bà không tìm công việc khác để làm?
 
Cái nghề bán sách lề đường đúng là vất vả thật, bị cảnh báo, đánh đuổi, đốt sách nhiều đến nỗi tôi phải chạy sang bán ở nhiều con đường khác như Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay), Hùng Vương… Đi đến đâu, tôi bị đuổi và đốt sách đến đó. Có lần còn bị dí roi điện vào tay và ngồi tù 20 ngày. Thế nhưng tôi vẫn không thể bỏ nghề mà chỉ cố tỏ ra tươi tỉnh mỗi lần bị bắt. Một người quản giáo từng nói: “Tôi chưa từng thấy ai như cô (tôi), vào đến đây mà vẫn cười được”. Tôi trả lời ngay: “Tôi tự thấy mình đâu có phạm pháp, cớ gì tôi phải buồn khóc”.
 
Cơ duyên nào mà bà mở hiệu sách?
 
Một lần bị bắt sau hơn một giờ ôm sách trốn chạy, tôi tức giận tuyên bố: “Mấy người không cho tôi bán lề đường thì tôi sẽ mở tiệm sách”. Cùng thời điểm đó, một khách hàng mua sách lâu năm là anh Vũ Anh Tuấn giới thiệu tôi đến thuê căn nhà số 150 Trần Huy Liệu. Hiệu sách đầu tiên, cũng là hiệu sách đầu tiên trên con đường này, chính thức ra đời. Không lâu sau thì gia đình tôi cũng mua được một ngôi nhà tương đối rộng rãi (đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp) nhờ bán được căn nhà ở Quy Nhơn.
 
Những ngày đầu buôn bán ở tiệm mới cũng không mấy dễ dàng. Chúng tôi phải trải tấm ny-lông dưới đất và dựng các thanh giường lên để bày sách, chủ yếu là sách giáo khoa cũ và báo chí. May mắn thay, một số người bạn hảo tâm đã vừa bán sách vừa cho luôn kệ sách.
 
Người bán đưa sách đến nơi hay bà phải đến nhà mua?
 
Cả hai. Nhưng muốn mua số lượng nhiều thì phải đến tận nhà. Giai đoạn nguồn sách dồi dào và phong trào mua sách cũ phát triển, sách ra vào liên tục, tôi thường mua cả hai, ba tấn sách/lần. Từ điển thì mua một lần đến 7.000 cuốn. Nhiều gia đình di cư ra nước ngoài, không thể mang theo sách đành phải bán lại nhiều tủ sách rất có giá trị.
 
Một số người bán sách cũ thường chỉ bán cho một vài “mối” nhất định bằng cách gọi điện cho “mối” đến lấy chứ không bán công khai. Bà có bán sách theo cách này?
 
Hầu như không. Khách muốn mua chỉ cần đến đây thì tôi sẽ đưa ra những cuốn sách cũ họ muốn mua. Tôi không có thói quen gọi điện cho khách hàng vì không muốn làm phiền họ và để đảm bảo công bằng cho mọi người. Có lẽ vì thế mà tôi ít biết tên khách, trừ khi họ hay xưng danh.
 
Tôi cũng thường bán sách cũ cho những đầu mối ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) vì họ thường đưa giá cao hơn nhờ thẩm định đúng giá trị cuốn sách.
 
Đường sách cũ Trần Huy Liệu hình thành từ ngày tiệm sách của bà “ăn nên làm ra”?
 
Đúng vậy. Khi thấy một người bán sách lề đường như tôi bỗng chốc trở thành “đại gia sách cũ” (danh xưng do mọi người đặt), nhiều tiệm sách cũ bắt đầu mọc lên trên cùng con đường. Riêng tôi sở hữu đến hai tiệm sách trên đường Trần Huy Liệu và một tiệm ở đường Nguyễn Trọng Tuyển.
 
Công việc mua bán sách cũ mang lại thu nhập nhanh chóng và dễ dàng đến thế sao?
 
Tôi chỉ bán sách buổi sáng còn buổi trưa thì tôi đạp xe đi tìm mua nhà rồi bán lại kiếm lãi, bất kể những lúc chân đau do tai nạn. Nhờ chịu khó như thế nên tôi mới sở hữu đến ba, bốn căn nhà. Nhưng giờ thì tôi trắng tay rồi (cười). Nhà cửa không còn. Tiệm sách chỉ còn một cái. Có lẽ do số tôi không may mắn.


Bà Hai Huế tại tiệm sách của mình ở 203 Trần Huy Liệu, Q.Phú Nhuận

Tình trạng ế ẩm ở các tiệm sách cũ hiện nay, theo bà, là do đâu?
 
Do sách giáo khoa cải cách liên tục, học sinh không thể sử dụng sách cũ. Trào lưu sưu tập sách xưa cũng đã đi qua, sách xuất bản ở các giai đoạn trước hiện đã nằm trong các tủ sách của những nhà sưu tập, ít khi xuất hiện trở lại ở các tiệm. Đa số các tiệm sách cũ trên đường này đều đã chuyển sang bán sách mới, chỉ còn khoảng ba, bốn tiệm còn sách “hơi” cũ mà thôi.
 
Được biết gần đây, một vài khách hàng vẫn mua được ở tiệm của bà vài cuốn sách hiếm…
 
Đó là những cuốn sách quý mà tôi đã cố công giữ từ những năm đầu bán sách. Tôi nâng niu và cất giữ như một gia tài của riêng mình, không muốn bán bao giờ. Nhưng nay việc chữa bệnh cho em gái và duy trì hiệu sách trong thời buổi ế ẩm như hiện nay quả là một gánh nặng quá sức đối với tôi.
 
Bán những cuốn sách này giống như bán đi khúc ruột bởi những cuốn sách đó đã gắn bó với tôi hơn nửa cuộc đời. Không biết có phải do tôi mê văn chương quá hay không mà với một cuốn sách hay, tôi có thể đọc đi đọc lại không biết chán. Trên đầu giường của tôi luôn có một chồng sách để bất kỳ lúc nào đưa tay lên là có ngay một cuốn để đọc. Mắt tuy đã lão hóa nhiều theo thời gian nhưng thói quen đọc sách đến 2,3 giờ sáng vẫn không thể bỏ được.
 
Bà có định truyền niềm đam mê văn chương và nghề bán sách lại cho con cháu?
 
Liệu tôi có thể truyền lại không khi con trai muốn đi theo con đường hoàn toàn khác…/.

Tác giả bài viết: TRỌNG ĐỨC

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác