NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

CÂU CHUYỆN TỪ MỘT BUỔI SINH HOẠT

( 20-10-2013 - 02:30 PM ) - Lượt xem: 1329

Thời còn thanh niên trong hoạt động đoàn hiệu, những sinh viên ở Sài Gòn chúng tôi có được biết đến bài thơ Nhà tôi của nhà thơ Yên Thao bên cách mạng. Sinh viên chúng tôi truyền tay nhau đọc và nhiều người chép vào sổ tay thơ của mình vì đó là một bài thơ hay, rất nhân văn và cũng rất lãng mạn

Tháng 3/2012 trong một buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB, nhà thơ Huỳnh Kỳ chia sẻ.

 

- Thời còn thanh niên trong hoạt động đoàn hiệu, những sinh viên ở Sài Gòn chúng tôi có được biết đến bài thơ Nhà tôi của nhà thơ Yên Thao bên cách mạng. Sinh viên chúng tôi truyền tay nhau đọc và nhiều người chép vào sổ tay thơ của mình vì đó là một bài thơ  hay, rất nhân văn và cũng rất lãng mạn. Đến nay gần 50 năm trôi qua tôi không nhớ hết bài thơ, chỉ nhớ được mấy câu sau:

 

Tôi đứng bên này sông
Bên kia vùng giặc đóng
Làng tôi đấy, sạm đen màu tiết đọng

Tre, cau buồn rũ ướt mưa sương

 

và câu cuối rất hay và đầy tính nhân bản.

 

Anh rót cho khéo nhé
Kẻo lại nhầm nhà tôi !
Nhà tôi ở cuối thôn Đồi
Có giàn Thiên lý, có người tôi thương.

Thông qua CLB tôi mong thành viên nào biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời và nguyên bản bài thơ thì xin cho biết.

 

Đến kỳ sinh hoạt tháng 4/2013 thành viên Nguyễn Tiến Thành đã chia sẻ với các thành viên thông tin về nhà thơ Yên Thao và tặng nhà thơ Huỳnh Kỳ bài thơ  Nhà tôi.

 

Lúc này nhiều thành viên cũng muốn biết thêm hiện nhà thơ sống thế nào và có còn tiếp tục làm thơ nữa hay không. Những thành viên thích sưu tầm thì muốn có trong tay thủ bút của tác giả.

 

Đáp ứng lòng mong mỏi của các thành viên, tháng 4/2013 trong chuyến ra Bắc dự ngày hội “đọc sách và bản quyền thế giới” do Bộ VH TT&DL tổ chức, trước khi về Sài Gòn tôi tìm đến thăm nhà thơ Yên Thao ở phố Huế, Hà Nội.

 

Sáng ngày 28/4/2013 tôi đến thăm ông tại nhà ông ở phố Huế. Ông và vợ còn khỏe, qua câu chuyện tôi biết ông rất thân với hai người con nhà văn Lê Văn Trương là nhà báo Mạc Lân và bà Lê Thị Giáng Vân.

 

Và tôi mạnh dạn hỏi ông “Sau khi giải phóng miền Nam, ông nghĩ gì khi biết bài thơ Nhà tôi của ông được nhiều binh sĩ chế độ Sài Gòn và người yêu thơ miền Nam yêu thích”. Ông trầm ngâm như ôn lại quá khứ và chậm rãi nói.

 

“Không riêng gì bài thơ Nhà tôi của tôi, bài Tây tiến của anh Quang Dũng, Màu tím hoa sim của anh Hữu Loan và một số bài thơ khác của nhà thơ trưởng thành trong  kháng chiến chúng tôi đều được những người lính và nhân dân của phía bên kia yêu thích. Tôi nghĩ những bài thơ hay sau khi ra đời không còn thuộc về tác giả, về chính trị, chính em mà thuộc về nhân dân, những người đã chắp cánh và bảo tồn cho thơ ca của dân tộc. Do vậy, tôi nghĩ không có gì đặc biệt”.

 

Nhà thơ Yên Thao và tác giả (4/2013)

Vâng nhà thơ nói rất đúng. Những bài thơ hay đã trở thành tài sản văn hóa của dân tộc, nó tồn tại không phụ thuộc vào chế độ này hay chế độ khác, nó chỉ phụ thuộc vào nhân dân, những người mà từ cuộc sống của mình đã làm chất liệu cho sáng tác của các nhà thơ. Chúng tôi hiểu điều đó và xin cám ơn ông đã để lại  một tuyệt phẩm cho nền văn hóa Việt Nam.

PHẠM THẾ CƯỜNG

Các Bài viết khác