NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG

( 07-09-2013 - 06:23 PM ) - Lượt xem: 1382

“Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, Nhớ người dãi gió dầm sương, Nhớ người tát nước bên đường hôm nao”. Bài thơ trên của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, nhưng đến nay nhiều người (kể cả một số nhà nghiên cứu văn học)vẫn cho là ca dao.Để biết thêm mời các bạn xem bài viết dưới đây của nhà giáo Xuân Tư


 


  1. TO CÁI NHẦM ( chứ không phải “bé cái nhầm”):
Thơ ca Việt Nam có bài:
 
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ người dãi gió dầm sương,
Nhớ người tát nước bên đường hôm nao”.
Nhiều người nhầm to, trong đó có cả một soạn giả sách giáo khoa, cho rằng đó là ca dao, tức khuyết danh tác giả.
Hãy xin đọc lại các tập thơ của Trần Tuấn Khải (bút danh Á Nam) thì thấy rõ đây là bài thơ của nhà thơ nổi tiếng Á Nam Trần Tuấn Khải. (Khỏi phải tranh cãi).
 
  1. LẠI LỚN CÁI NHẦM khi gán ghép tác giả:
Nhiều người trong chúng ta thuộc lòng câu tục ngữ mới:
 
“Dễ chục lần không dân cũng chịu,
Khó vạn lần, dân liệu cũng xong”
Và điều biết đó là do nhà thơ Thanh Tịnh đặt ra để ca ngợi cái sức mạnh vĩ đại của nhân dân. Thế mà có người nhầm đó là câu nói của vị lãnh tụ.
 
  1. CHỮ D CỰC KỲ NGUY HIỂM:
Tục ngữ có câu:

“Khôn thì cho người ta RÁI, dại thì cho người ta thương, dở dở ương ương chỉ tổ cho người ta ghét”.

RÁI là từ cổ (nay ít dùng) có nghĩa là e ngại hoặc sợ và có phần nể. ta thường chê anh lười việc: chưa làm đã rái khó, tức là chưa làm đã ngại khó (hoặc chưa làm đã sợ khó). Chữ RÁI phải viết với chữ R và có ý nghĩa như đã dẫn ở trên. Thế mà cuốn TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của UBKHXHVN (do nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Hà Nội – 1988) lại viết là: “khôn cho người ta DÁI” (trang 259). Thật là sai lầm một cách thảm hại! Sao lại đưa chữ D vào đây để nó làm “bẩn” câu tục ngữ rất có ý nghĩa của nhân dân ta?
  1. LẠI NHẦM CHỮ D VỚI CHỮ R:
Một số người cho rằng ta có câu tục ngữ:

RỪNG CÓ MẠCH, VÁCH CÓ TAI”

Quả là có câu ấy nhưng không nói sai và viết sai D với R. Đúng ra là:

“DỪNG CÓ MẠCH, VÁCH CÓ TAI”.

Vậy RỪNG hay DỪNG? DỪNG thì ai cũng hiểu đó là RỪNG CÂY, còn dừng thì ít người biết rõ đó là DỪNG VÁCH. DỪNG là tấm phên để ngăn các gian nhà hoặc để che chắn nhà với bên ngoài, có cốt bằng tre (kết ngang kết dọc thành ô vuông, buộc lạt) và đắp bằng bùn nhào với rơm (gọi là trát vách). Vùng quê Thái Bình gọi là DỪNG, quê nhà văn Tô Hoài gọi là DỨNG. (Có nơi còn gọi là NHỨNG). từ ghép của Tiếng Việt thường ghép hai từ có nghĩa tương đồng (như: đồng ruộng, non nước, sông ngòi) hoặc tương phản, (như: sự thành bại, cuộc tồn vong, lẽ hưng phế). Ở câu tục ngữ này, DỪNG đi đôi với VÁCH (nghĩa tương đồng) chứ không thề nói RỪNG đi đôi với VÁCH. Vì RỪNG CÂY (trên ngàn) ở xa không thể đi đôi với VÁCH TƯỜNG ở trong nhà. Vì thế, phải nói cho đúng là:

“DỪNG CÓ MẠCH, VÁCH CÓ TAI”, chứ không thể là RỪNG! Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa câu tục ngữ này vào câu thơ: “Ở đây tai VÁCH mạch DỪNG/ Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi”, nhưng vẫn có người nhầm lẫn!
  1. ĐÓI CHO SẠCH hay LÀNH CHO SẠCH?
Ta vẫn lưu truyền câu tục ngữ:

“ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM”

Với ý nghĩa: khuyên người đời dù cuộc sống vật chất có khổ cực (đói, rách) thì vẫn phải giữ cho tình thần, danh dự vẻ vang, trọn vẹn (sạch, thơm). Mấy năm trước đây, trên báo trương (cụ thể là báo Sài Gòn Giải Phóng) đã rộ lên một cuộc tranh luận sôi nổi, nhưng bất phân thắng bại. phe cũ thì nói: phải là: “Đói cho sạch, rách cho thơm” với ý nghĩa đã nêu ở trên. Phe mới thì cho rằng: thật là bất công khi chỉ khuyên người : “đói rách” phải cho sạch, cho thơm, còn đối với bọn “giàu có” thì cứ mặc cho họ vừa bẩn, vừa thối hay sao? Cho nên câu tục ngữ xưa phải khuyên bảo mọi lớp người, giàu cũng như nghèo, phải cố giữ lấy cái tinh thần, cái phẩm giá cho trong sáng. Thế thì phải nói rằng:

“LÀNH CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM”

Để khuyên nhủ người đời: dù giàu có (no, lành) hay nghèo khổ (đói, rách) cũng đều phải giữ cho cuộc sống tình thần được tốt đẹp (sạch sẽ, thơm tho).
Cuộc tranh cãi (phải dừng lại, thế là “huề”, vì cả hai ý kiến cũ và mới đều có cái lí của nó và không thể bác bỏ nhau được. Nhưng cái ý sau khái quát và công bằng hơn. Vì vậy vẫn tồn tại cả hai câu và nên chấp nhận cả hai trường hợp.
 
Đó là: “ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM”

        Và: “LÀNH CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM”
  1. VÊNH VÁO NHƯ AI? NHƯ CÁI GÌ?
Trong xã hội, khi thấy ai có sự “vẻ vang” trong cuộc sống nhưng có ý đáng chê cười thì nói câu tục ngữ:

“VÊNH VÁO NHƯ BỐ VỢ PHẢI ĐẤM”.

Ý nghĩa thật mơ hồ, nhưng câu tục ngữ xưa vẫn cứ được dùng và cũng chẳng cần được giải nghĩa. Là “bố vợ” thì phải được trọng vọng, chứ sao lại bị “con rể” đấm đá; vả lại thân danh là “bố vợ” mà “bị đấm” thì phải xấu hổ, chứ sao lại còn “vênh váo”, còn vẻ vang cái gì nữa? Thật là phi lí!

Có người lại cho rằng: không có câu tục ngữ “bậy” này, mà đó là câu lấy từ thực tế:

“VÊNH VÁO NHƯ KHỐ RỢ PHẢI LẤM”

Và giải thích rằng: người nghèo trước đây dùng khố để che thân, thay cho quần. Khố có vạt trước che dài đến lưng đùi để khỏi lộ liễu cái nửa mình dưới. Khố đây là khố rợ, vải thô và cứng, vì thế khi khố rợ bị lấm bùn thì dần dần khô đi, làm cho cái vạt khố “vênh váo”, không buông phẳng như khi chưa lấm bùn. Cách giải thích này để “cái lí” cho câu “VÊNH VÁO NHƯ KHỐ RỢ PHẢI LẤM”. Thật là khiên cưỡng và khó chấp nhận!

Thế thì chấp nhận câu tục ngữ nào? Nhiều người cho rằng nguyên ý của câu này là:

“VÊNH VÁO NHƯ BỐ VỢ CẬU ẤM”.

Xét ra thấy rất có ý nghĩa: cậu ấm là con nhà quan (con gái gọi là cô chiêu, con trai gọi là cậu ấm). Đã là cậu ấm thì ắt phải là giàu có, danh giá và sau này lại có thể làm quan thì còn danh giá nhiều hơn nữa. Trong làng, nhà nào có con gái đẹp được nhà quan hỏi làm vợ cho cậu ấm thì nhà đó được nở nàng mày mặt với họ hàng và bà con trong xã. Cái vẻ vàng này dễ sinh ra “quá trớn” và trở thành “vênh váo”. Vì thế, ông “bố vợ” có con gái lấy con trai nhà quan thường hay để lộ cái vẻ vang thành ra cái “vênh váo” hợm hĩnh, đáng chê cười và thật đúng như vậy:
Thế là “VÊNH VÁO NHƯ BỐ VỢ CẬU ẤM”.
  1. THƯỢNG đánh bằng gì? HẠ đánh bằng gì?
Đọc một bài báo, thấy câu (đại ý): “anh ta đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, đánh lại đối phương”, có người nói: “Đánh kiểu gì mà kì vậy?”. mà “kì” thật: trên (thượng) thì đánh bằng chân (đá, đạp), dưới (hạ) thì đánh bằng tay (thụi, đấm). sao lại “tréo khoe” như vậy? chân thì đánh ở phần trên, tay thì đánh ở phần dưới của đối phương, anh này “khùng” hay sao mà ra đòn lung tung như vậy? Đúng ra thành ngữ ta nói rằng:
“THƯỢNG CẲNG TAY, HẠ CẲNG CHÂN”.
  1. ĐƯỢC VOI ĐÒI TIÊN LÀ GÌ?
Ai cũng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này, nói về tính tham lam quá đáng ở đời, đã có được cái của lớn nhất là voi còn đòi thêm cái của đẹp nhất là tiên nữa.

Hiểu như vậy là đúng về cơ bản rồi, nhưng tìm hiểu thêm về xuất xứ của câu này thì càng lí thú. Vốn là người xưa, có nhưng người làm đồ chơi cho con nít: đồ chơi làm bằng bột gạo, đồ chín rồi nhuộm đủ các màu. Họ nặm ra hình các con vật, gọi là con giống, có đủ cả voi, ngựa, hổ, báo, mèo, chó, gà, vịt,cá, tôm… và còn có cả ông tiên, bà tiên, cô tiên nữa. Hình thù rất đẹp, chỉ lớn bằng ngón tay. Trẻ con rất thích loại đồ chơi này. Các bà mẹ thường hay mua các con giống có đủ màu sắc sặc sỡ. Nhưng có những đứa bé tham lam, mẹ đã mua cho hình con voi rồi lại còn đòi thêm hình cô tiên nữa. Thế là bị mẹ mắng: “Đã được voi lại còn đòi tiên”. Từ đó có câu tục ngữ “được voi đòi tiên”, không chỉ để nói lòng tham của trẻ nít, mà còn nói chung lòng tham của người đời, tất nhiên có cả người lớn tuổi trong xã hội nữa.
  1. TỈNH TÌNH TINH là cái gì?
Ca dao ta có câu:
“người xinh cái dáng cũng xinh
Người dòn cái TỈNH TÌNH TINH cũng dòn”.

Vậy cái “tỉnh tình tinh” là cái gì của người đẹp? không dễ trả lời câu hỏi này! Nhưng nên nhớ Tiếng Việt có từ láy: láy đôi (mát mẻ, tươi tắn), láy ba (sạch sành sanh, cỏm còm com, tẻ tè te), láy tư (nói nói cười cười, lôi thôi lốc thốc, lúng ta lúng túng). Trong những từ láy đôi, láy ba, láy tư này thì ý nghĩa chính của nó nằm ở tiếng đầu, tiếng giữa hoặc tiếng cuối, tuỳ từng trường hợp.
Ví dụ:       

            Nghĩa ở tiếng đầu: mát mẻ, tươi tắn, sạch sành sanh, lôi thôi lốc thốc…
            Nghĩa ở tiếng giữa: cỏm còm com, ti tí tỉ…
            Nghĩa ở tiếng cuối: tẻ tè te, lúng ta lúng túng…

Vậy thì ở từ láy “TỈNH TÌNH TINH” trong câu ca dao trên, ý nghĩa chính của từ láy này là ở tiếng giữa, tức lá ở chữ “tình”. Cái “TỈNH TÌNH TINH” tức là cái tình, cái tình cảm của người đẹp. “Người dòn cái TỈNH TÌNH TINH cũng dòn” nghĩa là “người đẹp thì tình cảm cũng đẹp”, nhằm ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ xinh tươi, duyên dáng.
  1. có phải LƯƠN NGẮN và CHẠCH DÀI?
Ca dao ta có câu:

“LƯƠN NGẮN lại chê CHẠCH DÀI,
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mình.”

Xét về nội dung, ý nghĩa của câu dưới là hoàn toàn chính xác, còn câu trên là hoàn toàn sai lầm. Trong câu nói thông thường của nhân dân ta đã sai, mà trong cuốn từ điển Tiếng Việt (đã dẫn ở mục 3 bài này) cũng sai, và trong sách Tiếng Việt của Trung tâm thực nghiệm giáo dục (Hồ Ngọc Đại) cũng sai, vì đều ghi “LƯƠN NGẮN lại chê CHẠCH DÀI. Cái sai của câu trên là sai căn bản, bởi nói không đúng cái bản chất vốn có của con CHẠCH là NGẮN và cái bản chất vốn có của con LƯƠN là DÀI. Vậy thì phải đính chính lại cho chính xác là : “CHẠCH NGẮN lại chê LƯƠN DÀI”, còn câu sau vẫn đúng là: “Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mình”. Ý nghĩa của câu ca dao này (cũng có thể gọi là tục ngữ răn đời) là nhằm phê phán những kẻ có bản chất thế này lại đi chê cười những kẻ có bản chất thế kia. Cũng ví như CON CHẠCH vốn thân ngắn lại đi chê cười CON LƯƠN vốn thân dài, hoặc như CON THỜN BỜN vốn có miệng méo, lệch hẳn về một bên lại đi chê cười CON TRAI lệch mình, có thân không cân đôi, bên nở bên lép. Ý nghĩa nói chung là phê phán những kẻ mà bản chất vốn có đã chẳng ra gì mà lại đi chê cười những người khác mà bản chất cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Sự chê cười này xuất phát từ chỗ không biết người biết ta, là ngây thơ, khờ dại, là vớ vẩn, vô duyên. Thật đáng trách! Từ chỗ hiểu nội dung là như vậy thì cần phải đính chính lại cho đúng về hình thức. cho nên phải nói lại, đó là:

“CHẠCH NGẮN lại chê LƯƠN DÀI,
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mình.”
 

Tác giả bài viết: Nhà giáo Xuân Tư

Nguồn tin: Câu lạc bộ Người Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng

Các Bài viết khác