NGUYỄN HUY TƯỞNG CÒN VỚI THỜI GIAN
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
HỒ SƠ BÁO CHÍ
GÓC TƯ LIỆU
Hỗ trợ khách hàng
0909 210 761
Hỗ Trợ Online
Mr. Cường

0909 210 761

Thông tin liên hệ
Điện thoại: 0909 210 761
Email: [email protected]
VIDEO CLIP
Liên kết website
Thống kê truy cập

VÀI PHÚT TRÒ CHUYỆN CÙNG BÀ NGUYỄN SÔNG THAO

( 10-08-2015 - 03:13 PM ) - Lượt xem: 1709

Ông làm việc vô cùng cần cù, toàn viết bằng bút mực, sau này là bút bi, trời nóng cởi trần mồ hôi, mồ kê mà ngày nào cũng cặm cụi viết, viết trên căn gác lửng.

Đã hơn một năm nhà văn Tô Hoài vĩnh biệt chúng ta sang thế giới bên kia, Nguyễn Sông Thao -  con gái út của ông đã có những chia sẻ về kỉ niệm với cha mình. Với Sông Thao nỗi nhớ về cha luôn tràn đầy, mỗi lần đọc những bài báo về cha, nước mắt bà lại tuôn rơi “Mỗi khi lên Nghĩa Đô, nơi bố tôi sống những ngày cuối cùng, tôi chả dám bước vào phòng bố, mọi thứ còn đây mà bố thì đâu rồi. Tôi nhớ về những tháng cuối bố tôi nằm liệt, tay vẫn ve vẩy tập thể dục và tôi nói bố chịu khó tập nhé, bố thật kiên cường, chả biết ông có hiểu không chỉ thấy ông cười. Những tháng cuối bố tôi hiền lắm, chỉ cười thôi, không cáu gắt dù đau đớn, dây dợ quanh người. Trước đó thì có những lúc ông cũng cáu gắt vì đau đớn, khó chịu. Hình ảnh cuối cùng của bố tôi chắc chắn sẽ nhớ suốt đời, mỗi khi nghĩ đến thấy thương bố vô cùng”

Nhà văn Tô Hoài chắc hẳn sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc bởi những tác phẩm cho đời, những câu chuyện trên câu chữ truyền tải cảm xúc nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa. Hình ảnh người mẹ dắt con cùng với mô hình mấy con dế đến thăm nhà văn khi ông bệnh, hay đoàn cán bộ huyện ủy Bắc Yên xuống thắp hương cho ông tại nhà. Nhà văn luôn được mọi người trân trọng, nơi huyện Bắc Yên còn dành một con phố mang tên A Phủ (nhân vật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ). Tất cả những điều đó là tình yêu cũng như sự trân trọng của mọi người dành cho nhà văn.

Bà Nguyễn Sồng Thao bên giường bệnh của cha, nhà văn Tô Hoài

Con gái út của nhà văn, Nguyễn Sông Thao làm nghề biên tập, một thời gian in sách cho ông, hay chuyện trò trêu đùa ông. Nên có thể nói giữa hai người có một mối quan hệ rất đặc biệt, bà thấy trong nhà hai chị không làm thế với ông bao giờ, mặc dù ai cũng yêu thương ông. Đấy là nói về mối quan hệ cha con. Với mọi người trong gia đình, nhà văn không chỉ là một thành viên, người chồng, người cha mà còn là một nhà văn. Với tư cách là một công dân nhà văn thì trong nhà ai cũng có suy nghĩ đó, có điều người nói ra người không mà thôi, bởi vì mọi người đều thấy ông cống hiến cho văn chương, cho cách mạng nhiều mà hưởng thụ thì chẳng được bao nhiêu. Ông làm việc vô cùng cần cù, toàn viết bằng bút mực, sau này là bút bi, trời nóng cởi trần mồ hôi, mồ kê mà ngày nào cũng cặm cụi viết, viết trên căn gác lửng. Những gì Tô Hoài để lại là cả một gia sản cho văn học Việt Nam, bên cạnh một nhà văn, ông cũng là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhà văn, tuy chỉ có 1 năm, nhưng rõ ràng là người đầu tiên thì công lao phải nói là không nhỏ, sau này khi xã hội đã cởi mở hơn, một số nhà văn Nhân văn Giai phẩm đã được khôi phục là hội viên, nhưng dường như vai trò, công lao của ông trong năm đầu tiên ấy chẳng được nói đến, hoặc chỉ là mờ nhạt nhắc một câu: Tổng thư ký đầu tiên.

 Có những ý kiến cho rằng những tác phẩm Tô Hoài viết cho người lớn xuất bản trong giai đoạn cuối đời mới là phần di sản đáng kể thì theo bà, nói thế chưa thỏa đáng. Trong mỗi một giai đoạn của cuộc đời, nhà văn đều có những tác phẩm đáng kể. Ví như giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì có cả truyện người lớn và trẻ con rất hay, nhưng mảng này một thời gian dài không được in ở miền Bắc, còn ở miền Nam lại in nhiều và được đánh giá cao. Nhưng có lẽ dựa trên mảng Hồi ký mà ông viết và xuất bản những năm cuối đời mà người ta có ý kiến như trên, bởi vì ông đã chạm đến được những vấn đề bị coi là nhạy cảm một thời như cải cách ruộng đất, như việc cán bộ đi học trường chính trị mà cũng tắt mắt, như việc tình trai… Điều này không phải ai cũng dám viết, và cũng không phải ai cũng biết cách viết như thế nào để được xuất bản ngay trong hiện tại. Hồi ký của ông được viết ra một cách trung thực, thể hiện ông cũng là người tham gia trong các sự kiện đó, ông là người bình thường, cũng có những cái gọi là xấu của người đời, không tô hồng mình, không đứng cao hơn những nhân vật trong hồi ký để phê phán, đánh giá họ. Tất nhiên, ông đã thành công trong phương pháp sáng tác thể hồi ký. Về những sáng tác của bố tôi, theo tôi có thể chia thành 4 mảng - một cách tương đối: Truyện viết cho thiếu nhi, phải kể cả trước và sau cách mạng; Mảng về đề tài miền núi, Mảng về Hà Nội, và mảng Hồi ký. Và mỗi mảng đề tài đều có những tác phẩm thành công.

HỒNG MINH biên tập

Các Bài viết khác